Bản quyền là gì? Thế nào là vi phạm bản quyền?

Bản quyền là gì? Bản quyền là quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tác, có hiệu lực ngay tại thời điểm mà tác giả tạo ra sản phẩm.

Hiện nay trên nhiều trang mạng xã hội nổi lên rất nhiều những vụ tranh chấp bản quyền như phở Lò Đúc hay của tập đoàn cafe Trung Nguyên. Bài viết dưới đây giúp chúng ta hiểu rõ về bản quyền là gì? Mời các bạn cùng tham khảo.

Bản quyền là gì?

Bản quyền là quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tác. Nó sẽ có hiệu lực ngay tại thời điểm mà tác giả tạo ra sản phẩm. Các cá nhân, tổ chức khác không được xâm phạm đến các quyền về quản lý, sử dụng, khai thác giá trị của tác phẩm nếu chưa được đồng ý của tác giả.

Do đó mà pháp luật cũng bảo vệ cho các quyền lợi cơ bản của họ. Các đối tượng nắm giữ bản quyền được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật quốc gia, qua đó nó cũng có giá trị công nhận trên quốc tế và được bảo vệ.

Bản quyền là gì?
Bản quyền là gì?

1. Mục đích của việc bảo hộ bản quyền

Bảo vệ bản quyền là cách khuyến khích sự sáng tạo và phát triển trong khoa học, văn hóa và nghệ thuật. Đồng thời, đây cũng là sự tôn trọng và công nhận cho những đóng góp của các tác giả cho xã hội. Bản quyền bao gồm các quyền sau:

  • Quyền kinh tế: cho phép tác giả kiểm soát việc khai thác tác phẩm của mình theo các hình thức thương mại.
  • Quyền nhân thân: bảo vệ lợi ích cá nhân của tác giả liên quan đến tên tuổi và tính nguyên vẹn của tác phẩm.
  • Quyền tinh thần: bảo vệ lợi ích phi kinh tế của tác giả.

Nhờ có bản quyền, người sở hữu hợp pháp có thể ủy quyền hoặc ngăn chặn việc sử dụng tác phẩm của mình bởi người khác.

Ví dụ, người sở hữu bản quyền có thể quyết định việc tái bản, biểu diễn công cộng, ghi âm, phát sóng, dịch thuật, chuyển thể và các hình thức sử dụng khác cho tác phẩm.

2. Một số tác phẩm được bảo hộ bản quyền

Một số tác phẩm được bảo hộ bản quyền
Một số tác phẩm được bảo hộ bản quyền

Các văn bản pháp lý thường không nêu tên các tác phẩm cụ thể được bảo hộ bản quyền. Tuy nhiên, các tác phẩm bản quyền thường gồm các loại sau:

  • Tác phẩm văn học: tiểu thuyết, thơ, kịch, bài báo, tác phẩm tham khảo…
  • Tác phẩm máy tính: chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu…
  • Tác phẩm nghệ thuật: phim, âm nhạc, vũ đạo, tranh vẽ, ảnh, điêu khắc…
  • Tác phẩm kiến trúc: công trình kiến trúc…
  • Tác phẩm khác: quảng cáo, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật…

Bản quyền chỉ bảo vệ cách diễn đạt của tác giả, không bao gồm ý tưởng, phương pháp, công thức toán học,… Tiêu đề, khẩu hiệu, logo có thể được bảo hộ bản quyền hoặc không tuỳ thuộc vào mức độ sáng tạo của chúng.

3. Một số đặc điểm, dấu hiệu của bản quyền

Trong vô vàn các tác phẩm thuộc rất nhiều các chủ đề khác nhau, thì việc nhận biết đặc điểm và dấu hiệu của bản quyền được coi là điều hợp pháp của tác giả đối với các tác phẩm của tác giả.

Bản quyền bảo vệ quyền lợi về giá trị vật chất cũng như tinh thần của tác giả, khuyến khích sự sáng tạo và ngăn chặn việc sao chép trái phép. Bản quyền cũng có thời hạn, thời hạn này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tác phẩm và quốc gia.

Một số dấu hiệu nhận biết về bản quyền:

Một số đặc điểm, dấu hiệu của bản quyền
Một số đặc điểm, dấu hiệu của bản quyền
  • Chữ ®: là ký hiệu quốc tế cho những nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ. Chỉ những nhãn hiệu có chứng nhận bảo hộ mới được dùng ký hiệu này.
  • Chữ ©: là ký hiệu cho quyền lợi của tác giả đối với tác phẩm, dịch vụ hay ý tưởng của mình. Quyền này ngăn chặn việc sử dụng trái phép của người khác và được cơ quan quản lý bảo hộ. Quyền này áp dụng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,…
  • Chữ ™: là ký hiệu cho nhãn hiệu chưa hoặc không được bảo hộ. Chủ sở hữu dùng ký hiệu này để khẳng định quyền của mình và cảnh báo người khác không xâm phạm.

Vi phạm bản quyền là gì?

Vi phạm bản quyền có thể gây thiệt hại cho quyền lợi và uy tín của tác giả, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng và độc lập của tác phẩm. Hành vi này cũng là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự hoặc dân sự.

1. Điều kiện xác định hành vi vi phạm bản quyền

Để xác định vi phạm bản quyền, cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây.

  • Đối tượng bị nghi ngờ vi phạm phạm vi của đối tượng được bảo hộ bản quyền.
  • Đối tượng bị nghi ngờ vi phạm có yếu tố vi phạm trong đó.
  • Đối tượng bị nghi ngờ vi phạm đã sử dụng tác phẩm được bảo hộ bản quyền mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
  • Đối tượng bị nghi ngờ vi phạm đã gây thiệt hại cho chủ sở hữu bản quyền về mặt kinh tế, pháp lý hoặc xã hội.

Yếu tố vi phạm có thể được chứng minh bằng cách so sánh độ giống nhau giữa đối tượng bị nghi ngờ vi phạm và tác giả được bảo hộ bản quyền.

2. Ví dụ về các dạng vi phạm bản quyền

Ví dụ về các dạng vi phạm bản quyền
Ví dụ về các dạng vi phạm bản quyền

Vi phạm bản quyền có thể xảy ra khi một người:

  • Sao chép một tác phẩm mà không có sự cho phép của chủ bản quyền.

Ví dụ: tải xuống một bài hát, một cuốn sách, một bộ phim, …

  • Viết lại một tác phẩm từ một tác phẩm gốc mà không có sự cho phép của chủ bản quyền.

Ví dụ: dịch thuật, chuyển thể, biên soạn, sửa đổi,…

  • Phân phối, bán, cho thuê, cho mượn hoặc trao đổi công khai một tác phẩm mà không có sự cho phép của chủ bản quyền.

Ví dụ: một bên A phân phối, bán  công khái áo có in hình chú sói Wolfoo khi chưa có sự cho phép của Woa Universal.

  • Trình diễn hoặc chiếu công khai một tác phẩm mà không có sự cho phép của chủ bản quyền.

Ví dụ: một bên B sao chép và trình chiếu lại bộ phim hoạt hình 2d Wolfoo của Woa Universal khi chưa xin phép.

  • Giúp đỡ, khuyến khích hoặc tham gia vào việc vi phạm bản quyền của người khác.

Ví dụ: cung cấp thiết bị, phần mềm, dịch vụ hoặc nền tảng để sao chép, phân phối hoặc xem các tác phẩm.

3. Vi phạm bản quyền bị xử lý như thế nào?

Vi phạm bản quyền có thể gây thiệt hại cho quyền lợi vật chất và tinh thần của chủ sở hữu bản quyền và ảnh hưởng đến sự sáng tạo của xã hội. Vì thế, khi vi phạm bản quyền sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ và hậu quả của vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị kiện ra tòa dân sự để bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu bản quyền.

Các biện pháp xử lý vi phạm bản quyền có thể bao gồm:

  • Cấm người vi phạm tiếp tục sử dụng hoặc sản xuất tác phẩm vi phạm.
  • Thu hồi, tiêu hủy hoặc chuyển giao tác phẩm vi phạm và các phương tiện sản xuất tác phẩm vi phạm.
  • Phạt tiền hoặc tù giam người vi phạm.
  • Bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu bản quyền.
  • Công khai xin lỗi và khắc phục hậu quả cho chủ sở hữu bản quyền.

Hiện nay, Woa Universal sở hữu bản quyền và nhãn hiệu của các nhân vật Wolfoo, những nhân vật hoạt hình nổi tiếng và được yêu thích. Woa Universal rất coi trọng quyền sở hữu trí tuệ và có đăng ký bản quyền và nhãn hiệu để bảo vệ các nhân vật của mình.

Cách xử lý khi bị vi phạm bản quyền
Cách xử lý khi bị vi phạm bản quyền

Bất cứ ai muốn sử dụng các nhân vật từ nhượng quyền thương mại đều phải tuân theo tất cả các yêu cầu pháp lý để tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty.

Để sử dụng các nhân vật một cách hợp pháp, bạn cần được cấp phép bởi Woa Universal. Để tìm hiểu về vấn về cấp phép bản quyền sử dụng nhân vật bạn yêu thích, hãy truy cập trang website của Woa Universal.

Với những thông tin hữu ích trên đây đã cung cấp một phần nào những kiến thức cần thiết về bản quyền, bao gồm định nghĩa, đặc điểm, dấu hiệu và mục đích của việc bảo hộ bản quyền. Bài viết cũng đã nêu lên những hậu quả của việc vi phạm bản quyền và cách phòng tránh những sai lầm do thiếu hiểu biết về luật bản quyền.

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *