9 cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Thương hiệu là nhân tố quyết định sự nổi bật của doanh nghiệp trên thị trường. Những cách xây dựng thương hiệu này sẽ giúp ích cho bạn.

Nếu bạn lập tức nhận ra được “Just do it” của Nike hay “Đi Để Trở Về” của Biti’s Hunter, thì xin chúc mừng, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu.

Một thương hiệu được phát triển thành công là một thương hiệu gây dấu ấn tích cực trong lòng khách hàng của bạn. Khi nhắc đến thương hiệu của bạn, khách hàng sẽ nghĩ đến điều gì đầu tiên, nó mang lại lợi ích gì, nó giải quyết được vấn đề gì mà bao lâu nay họ vẫn luôn tìm lời giải đáp, … Nếu bạn vẫn mãi không xác định được vị trí của mình trong lòng họ, thì hãy để Woa chỉ bạn 9 cách xây dựng thương hiệu hiệu quả nhất nhé.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu giúp xác định đặc trưng riêng, tạo ấn tượng, tăng giá trị và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Vì thế, hãy cố gắng phát triển một bộ nhận diện thương hiệu thể hiện được “tính cách”, những đặc điểm “khó đụng hàng” trên thị trường.

Để xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu mang dấu ấn mạnh mẽ, bạn cần:

  • Nghiên cứu và định hình thương hiệu:

Tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và điểm độc đáo khác biệt của thương hiệu doanh nghiệp.

  • Lên kế hoạch thiết kế:

Dựa trên kết quả nghiên cứu, lên kế hoạch cho việc thiết kế các yếu tố như logo, màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh, slogan và các ấn phẩm truyền thông của thương hiệu.

  • Tạo ra nhiều lựa chọn thiết kế:

Sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa và sáng tạo để tạo ra nhiều lựa chọn thiết kế khác nhau cho các yếu tố của bộ nhận diện thương hiệu.

  • Thử nghiệm và phát triển:

Kiểm tra và đánh giá các lựa chọn thiết kế trên các nền tảng khác nhau như trang web, bao bì sản phẩm, quảng cáo,… để xem chúng có phù hợp với mục tiêu và thông điệp của thương hiệu hay không. Hãy tham khảo ý kiến phản hồi của khách hàng nếu có thể.

  • Áp dụng và duy trì:

Triển khai và sử dụng các yếu tố của bộ nhận diện thương hiệu một cách nhất quán trên tất cả các kênh tiếp thị của doanh nghiệp. Đồng thời duy trì và cập nhật bộ nhận diện thương hiệu theo xu hướng và nhu cầu của thị trường.

Phác thảo câu chuyện thương hiệu

Phác thảo câu chuyện thương hiệu
Phác thảo câu chuyện thương hiệu

Nếu bạn là một cá nhân – muốn nhiều người biết đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn, thì việc có những câu chuyện xung quanh việc bạn xây dựng thương hiệu sẽ là một điều cần thiết để phát triển độ nhận diện của bạn với khách hàng. Câu chuyện thương hiệu có thể là họ phát hiện ra một vấn đề trong công việc hàng ngày của họ và phát minh ra một giải pháp để khắc phục vấn đề.

Đối với một doanh nghiệp lớn hơn, câu chuyện thương hiệu của bạn sẽ là những sứ mệnh mà doanh nghiệp luôn theo theo đuổi và lịch sử phát triển doanh ngh.

Mỗi thương hiệu đều có một câu chuyện riêng. Bạn có thể sử dụng hình thức marketing storytelling để giới thiệu câu chuyện thương hiệu của bạn thông qua, trải nghiệm của khách hàng hay bằng việc bạn đã trải qua các cột mốc quan trọng trong sự phát triển doanh nghiệp của bạn.

  • Ví dụ:

Apple – “Think Different”: Apple là một trong những thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới, và câu chuyện thương hiệu của họ – “Think Different” – đã phản ánh được tinh thần sáng tạo và đột phá của họ. Câu chuyện thương hiệu của Apple bắt đầu từ sứ mệnh của họ là tạo ra những sản phẩm đẹp, dễ sử dụng và có khả năng thay đổi cuộc sống của con người.

Apple không chỉ bán máy tính, điện thoại hay máy nghe nhạc, mà còn bán cách sống và cách suy nghĩ khác biệt của những người dám làm điều chưa từng có. Apple cũng kể những câu chuyện về những người có ảnh hưởng lớn đến nhân loại, như Albert Einstein, Martin Luther King hay Steve Jobs, để truyền cảm hứng cho khách hàng của họ.

Gắn kết giá trị vô hình với thương hiệu

Một cách quan trọng để xây dựng thương hiệu là tạo ra giá trị gắn liền với sản phẩm của bạn.

Đây là cách xây dựng mối quan hệ giữa bạn và khách hàng. Việc khách hàng có những nhận thức tích cực về thương hiệu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho khán giả tìm hiểu thương hiệu của bạn.

  • Ví dụ:

Phúc Long là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực trà và cà phê tại Việt Nam. Phúc Long không chỉ cung cấp các sản phẩm trà và cà phê ngon, sạch và tươi mới, mà còn tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách xây dựng một thương hiệu sang trọng, thanh lịch và hiện đại.

Phúc Long cũng tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách cung cấp một không gian thoải mái, ấm cúng và thân thiện để khách hàng có thể thưởng thức và chia sẻ những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống.

Tạo nội dung dễ dàng chia sẻ/ đồng cảm

Tạo nội dung dễ dàng chia sẻ và đồng cảm
Tạo nội dung dễ dàng chia sẻ và đồng cảm

Hãy tạo nội dung mà những người theo dõi doanh nghiệp của bạn thấy hữu ích và họ muốn chia sẻ với mọi người xung quanh.

Để chia sẻ những nội dung như vậy, bạn sẽ cần có những nền tảng để khách hàng dễ dàng tiếp cận nhất. Hiện nay, mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, … chính là những nơi lý tưởng để khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin về thương hiệu một cách nhanh chóng nhất. Bạn có thể xây dựng giữ chân khách hàng yêu thích những nội dung hay đặc biệt quan tâm đến sản phẩm của bạn bằng email marketing hay những thông báo qua sms với những nội dung về những chiến dịch khuyến mãi đặc biệt.

Đóng góp những điều tích cực cho cộng đồng

Bạn có thể thiết lập nhận thức về thương hiệu bằng cách đóng góp cho cộng đồng của để xây dựng những hình ảnh tích cực về doanh nghiệp. Những cách phổ biến như tài trợ cho các sự kiện, quyên góp hoặc tạo điều kiện cho nhân viên tham gia từ thiện, … cũng là cách để thương hiệu đến gần với công chúng hơn.

  • Ví dụ:

Pepsi là một trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng thế giới, thuộc sở hữu của tập đoàn Pepsico. Pepsi đã tạo ra chiến dịch “Vì một Việt Nam khỏe mạnh” nhằm khuyến khích người tiêu dùng có lối sống lành mạnh, vận động thể thao và bảo vệ sức khỏe.

Chiến dịch này đã được triển khai trên nhiều kênh truyền thông như TVC, website, fanpage, youtube và các hoạt động offline như hỗ trợ xây dựng sân bóng đá mini cho các trường học, tổ chức cuộc thi ảnh “Pepsi – Khỏe để sống vui” và tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn như Giải bóng đá U22 Đông Nam Á hay Giải bóng đá nữ quốc tế 2022.

Cung cấp những tài nguyên miễn phí

Cung cấp những tài nguyên miễn phí
Cung cấp những tài nguyên miễn phí

Mọi người đều thích đồ miễn phí. Cung cấp một cái gì đó miễn phí là một cách tốt để khiến khách hàng tiềm năng có cơ hội trải nghiệm hay dùng thử sản phẩm của bạn.

Cho dù đó là bản dùng thử miễn phí hay mô hình kinh doanh “freemium”, những gì bạn cung cấp như một “món quà” sẽ giúp thu hút mọi người tự nguyện quảng bá cho thương hiệu của bạn.

  • Ví dụ:

Spotify là một dịch vụ phát nhạc trực tuyến với hàng triệu bài hát và podcast. Người dùng có thể nghe nhạc miễn phí với chất lượng âm thanh trung bình và sẽ có quảng cáo xen kẽ mỗi 30 phút. Để có chất lượng âm thanh cao hơn, không bị gián đoạn bởi quảng cáo và có thể tải nhạc để nghe offline, người dùng phải đăng ký gói Spotify Premium với một khoản phí hàng tháng.

Đi tìm điểm độc nhất của thương hiệu

Chìa khóa để xây dựng một thương hiệu mạnh là làm nổi bật những phẩm chất và lợi ích chính mà thương hiệu của bạn cung cấp cho khách hàng. Gần như chắc chắn sẽ có những thương hiệu trong ngành sẽ có sản phẩm/ dịch vụ như bạn, đó là lý do tại sao bạn cần phải tìm ra điểm độc đáo/ điều khác lạ so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Hãy tạo một danh sách về các tính năng mà dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn cung cấp cho khách hàng. Sau đó, tìm ra những giá trị mà thương hiệu bạn cung cấp, hãy cố gắng tìm cho mình một điểm khác biệt mà có thể khiến khách hàng nhớ về thương hiệu của bạn.

  • Ví dụ:

Sunlight là một thương hiệu nước rửa chén nổi tiếng tại Việt Nam. Sunlight có USP là “Sunlight for Men” (Sunlight dành cho đàn ông), thể hiện rằng Sunlight không chỉ là một sản phẩm dành cho phụ nữ, mà còn là một sản phẩm giúp đàn ông thể hiện sự quan tâm và chia sẻ việc nhà với vợ. Chiến dịch này đã tạo ra sự chú ý và gây tranh cãi trong dư luận, nhưng cũng đã giúp Sunlight tăng doanh số và thị phần.

Chạy những chiến dịch Remarketing

Chạy những chiến dịch remarketing
Chạy những chiến dịch remarketing

Remarrketing là một hình thức quảng cáo trực tuyến nhằm tiếp cận lại những khách hàng đã từng để ý đến thương hiệu, nhưng chưa thực hiện hành động mong muốn (ví dụ: mua hàng, đăng ký, liên hệ…). Mục đích của chiến dịch remarrketing là nhắc nhở và gợi nhớ cho khách hàng về thương hiệu và hoàn tất hành động mà doanh nghiệp mong muốn.

  • Ví dụ:

MB Bank đã tạo ra chiến dịch “thay áo” thương hiệu & gia nhập đường đua chuyển đổi số nhằm thể hiện sự đổi mới và sáng tạo của ngân hàng trong kỷ nguyên số. Chiến dịch này đã thay đổi logo, slogan, màu sắc và phong cách truyền thông của MB Bank từ truyền thống sang hiện đại và trẻ trung.

Chiến dịch này cũng đã giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ số mới của MB Bank như ứng dụng MB Bank+, ví điện tử Moca, gói vay online,… Chiến dịch này đã giúp MB Bank nâng cao nhận thức và hình ảnh thương hiệu, thu hút khách hàng mới và tăng cường khách hàng trung thành.

Lắng nghe khách hàng

Điều quan trọng là bạn cung cấp cho khách hàng những gì thương hiệu của bạn đã hứa và luôn trung thực với những tiêu chí của sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đã quảng bá đến người dùng.

Khi bạn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ tạo dựng niềm tin và sự hài lòng của họ. Điều này sẽ khiến họ trở thành những khách hàng trung thành và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho người khác.

  • Ví dụ:

McDonald’s đã lắng nghe khách hàng về vấn đề bảo vệ môi trường và giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần. McDonald’s đã thay đổi ống hút nhựa bằng ống hút giấy và sử dụng các chất liệu tái chế cho các bao bì sản phẩm. McDonald’s cũng đã tạo ra các chiến dịch truyền thông như #Sayit để khuyến khích khách hàng nói lên ý kiến của mình về thương hiệu và các sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là một quá trình dài hơi và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Bạn cần phải xác định được giá trị cốt lõi, đối tượng khách hàng, lợi thế cạnh tranh và thông điệp truyền tải của doanh nghiệp.

Bạn cũng cần phải thiết kế bộ nhận diện thương hiệu độc đáo và ấn tượng, cùng với đó, thương hiệu cần tạo được sự tương tác và gắn kết với khách hàng qua các kênh truyền thông và tiếp thị. Cuối cùng, bạn cần phải duy trì và phát triển thương hiệu của mình qua thời gian bằng cách theo dõi, đánh giá và cải tiến liên tục.

Bài viết này đã chia sẻ cho bạn 9 cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được những cách này để tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ và khác biệt cho doanh nghiệp của mình.

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *