Chiến lược kinh doanh quốc tế thành công cho doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội lớn trong thị trường đầy cơ hội và thách thức này. Vậy vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế là gì và có những loại nào? Qúy độc giả hãy theo dõi tiếp bài viết ngay sau đây để hiểu hơn về chiến lược kinh doanh quốc tế để giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn.

Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?
Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các kế hoạch hướng dẫn các giao dịch thương mại diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Thông thường, cụm từ “chiến lược kinh doanh quốc tế” đề cập đến các kế hoạch và hành động của các công ty (nhà nước hoặc tư nhân) hơn là của chính phủ; như vậy, mục tiêu của một chiến lược như vậy là việc tăng lợi nhuận trong môi trường địa lý mới.

Cụ thể hơn, chiến lược kinh doanh quốc tế có thể hiểu đơn giản là sự kết hợp đầy đủ, thống nhất giữa các mục tiêu, chính sách, phương án, kế hoạch, biện pháp tốt nhất để có thể tồn tại và phát triển bền vững dưới tác động của môi trường kinh doanh toàn thế giới.

Khi áp dụng các chiến lược kinh doanh toàn cầu, doanh nghiệp sẽ cùng lúc kinh doanh ở nhiều môi trường khác nhau, cả trong nước và ngoài nước.

Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế

Việc mở rộng thành công trong một lãnh thổ trên thế giới đòi hỏi công ty phải thích ứng với chiến lược kinh doanh quốc tế tùy chỉnh được thực hiện cho công ty của họ. Một chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được làm thế nào để mở rộng phát triển trên các thị trường nước ngoài. Chiến lược này giúp giải quyết được mối quan hệ giữa các bên liên quan đến quốc tế như nhân viên, khách hàng, đối tác, chính phủ,…

Chiến lược kinh doanh quốc tế đóng vai trò quan trọng trong công cuộc định hướng mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp, cụ thể là:

  • Giúp doanh nghiệp giữ thế chủ động, chớp lấy các thời cơ cũng như kịp thời đối phó với những mối nguy cơ tiềm ẩn, thử thách và các rủi ro đe doạ trên thị trường kinh doanh quốc tế.
  • Góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất kinh doanh, cũng như nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó làm tiền đề, cơ sở để doanh nghiệp tăng trưởng vững mạnh, bền vững trên thị trường kinh doanh quốc tế.

Việc nắm bắt rõ được vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế là điều thiết yếu đối với những nhà lãnh đạo, quản lý để có thể đưa ra được những hoạch định chiến lược hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.

Các yếu tố có trong chiến lược kinh doanh quốc tế

Các yếu tố có trong chiến lược kinh doanh quốc tế
Các yếu tố có trong chiến lược kinh doanh quốc tế

Để đảm bảo việc đạt được hiệu quả tốt nhất cho việc kinh doanh tại thị trường quốc tế, tất cả chiến lược đều cần cấu thành từ 5 yếu tố chính:

  • Mục tiêu chiến lược
  • Phạm vi chiến lược
  • Lợi thế cạnh tranh của công ty
  • Các hoạt động của chiến lược
  • Năng lực cốt lõi

4 mô hình chiến lược kinh doanh quốc tế phổ biến

1. Cơ sở phân loại và lựa chọn chiến lược

  • Doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế đối diện 2 áp lực:
  • Áp lực cắt giảm chi phí: Là áp lực buộc các doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực để cắt giảm chi phí. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh đến từ các khu vực/cùng có lợi thể so sánh về chi phí; ngoài ra, nguyên nhân cho áp lực cắt giảm chi phí còn đến từ sự tự do hoá thương mại, làm cho doanh nghiệp đối diện với ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ nhiều quốc gia. Không chỉ vậy, khách hàng còn có xu hướng tiêu dùng hàng hoá được tiêu chuẩn hoá toàn cầu và có xu hướng nhạy cảm về giá. Một giải pháp cho doanh nghiệp đó là việc thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, điều này sẽ góp phần giảm thiểu chi phí cho chuỗi cung ứng.
  • Áp lực thích nghi với địa phương: Là áp lực buộc các doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực để điều chỉnh sản phẩm hoặc chiến lược marketing, PR nhằm đáp ứng nhu cầu riêng biệt của người tiêu dùng tại mỗi thị trường. Áp lực này thường xảy ra trong các ngành cung cấp sản phẩm, mà nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó có nhiều sự khác biệt: khác biệt về thị hiếu và sở thích, về cơ sở hạ tẩng và kinh doanh, kênh phân phối, hay về chính sách của Chính phủ nước sở tại. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên đa dạng hoá, điều chỉnh các dòng sản phẩm, hoặc có thể cân nhắc điều chính các chính sách Marketing, PR,…

2. Các loại chiến lược kinh doanh quốc tế

Trên cơ sở phân loại đó, có 4 loại chiến lược kinh doanh quốc tế chính:

a, Chiến lược quốc tế (International Strategy)

  • Khái niệm: Chiến lược quốc tế là chiến lược mà các công ty đa quốc gia ban đầu sản xuất sản phẩm của họ tại thị trường nội địa, sau đó, bán sản phẩm đó ra thị trường quốc tế, mà không cần điều chỉnh nhiều theo nhu cầu khác biệt của từng thị trường nước ngoài.
  • Điều kiện để áp dụng chiến lược: doanh nghiệp cần có áp lực cắt giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương đều thấp. Ngoài ra, công ty cũng cần có sức mạnh độc quyền hoặc năng lực cốt lõi.

Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược quốc tế thường phân bổ chuỗi giá trị cũng như phối hợp hoạt động chuỗi giá trị. Họ thường tập trung chủ yếu vào các hoạt động nghiên cứu R&D, hoạt động sản xuất, phân phối.

b, Chiến lược đa quốc gia (Multinational Strategy)

Chiến lược đa quốc gia
Chiến lược đa quốc gia
  • Khái niệm: Là chiến lược mà doanh nghiệp tập trung tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua việc điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ hoặc chiến lược marketing/truyền thông của doanh nghiệp sao cho đáp ứng được sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau.
  • Điều kiện áp dụng chiến lược: Áp lực cắt giảm chi phí thấp nhưng áp lực thích nghi với địa phương cao; ngoài ra, doanh thu (có thể thu lại nhờ điều chỉnh chiến lược marketing) đủ bù đắp chi phí phải bỏ ra để điều chỉnh sản phẩm/chiến lược marketing.
  • Đặc điểm của chiến lược: trụ sở chính chỉ đóng vai trò định hình và phối hợp hoạt động toàn cầu, còn các chi nhánh tại nước ngoài sẽ hoạt động độc lập: R&D, sản xuất, marketing,…

c, Chiến lược tiêu chuẩn hoá toàn cầu (Global Strategy)

Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu
Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu
  • Khái niệm: Là chiến lược mà doanh nghiệp coi thị trường toàn cầu như một thị trường thống nhất nên doanh nghiệp sản xuất và cung cấp sản phẩm được tiêu chuẩn hoá. Chiến lược tận dụng lợi thế kinh tế vùng, lợi thế từ tính kinh tế theo quy mô và đường cong kinh nghiệm.
  • Điều kiện áp dụng: Áp lực cắt giảm chi phí cao, tuy nhiên áp lực thích nghi với địa phương thấp. Doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính để sản xuất quy mô lớn, tận dụng tính kinh tế theo quy mô

Đặc điểm của doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược này là việc tập trung R&D, sản xuất ở địa điểm phù hợp (có thể là trụ sở, có thể là quốc gia khác). Các quyết định mang tính chiến lược do công ty mẹ đưa ra, đảm bảo hệ thống toàn cầu hoạt động hiệu quả dựa trên các quy trình tiêu chuẩn hoá.

d, Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy)

Chiến lược xuyên quốc gia
Chiến lược xuyên quốc gia
  • Khái niệm: Là chiến lược mà doanh nghiệp khi theo đuổi cần phải đồng thời đạt được:
    • Chi phí thấp thông qua tận dụng lợi thế địa điểm, lợi thế kinh tế theo quy mô và lợi thế học hỏi
    • Điều chỉnh sản phẩm/ chiến lược marketing của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế để đáp ứng với sự khác biệt giữa các quốc gia
    • Phát triển đa chiều các kĩ năng giữa các chi nhánh trong mạng lưới toàn cầu của doanh nghiệp.
  • Điều kiện áp dụng: Áp lực cắt giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương đều cao. Công ty cần có năng lực quản lý và kinh nghiệm tổ chức, quản lý hoạt động tốt.
  • Đặc điểm của các doanh nghiệp thực hiện chiến lược xuyên quốc gia bao gồm:
    • Tập trung phân quyền: tập trung hoạt động tại địa điểm có lợi thế kinh tế vùng và phân quyền xử lý tới từng thị trường địa phương, tập trung đáp ứng nhu cầu khác biệt.
    • Phối hợp giữa phát triển kỹ năng mới, sáng kiến từ bất cứ nơi vận hành nào trong hệ thống toàn cầu; ứng dụng trên toàn hệ thống, kết hợp quy trình quản lý vận hành cả top-down và bottom-up

3. Ưu điểm và hạn chế của 4 mô hình chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược

Ưu điểm

Hạn chế

Quốc tế

Chuyển giao những năng lực cốt lõi tới các thị trường nước ngoài.

Thiếu tính thích nghi với địa phương.

Không khai thác được lợi ích kinh nghiệm và lợi thế quy mô

Đa quốc gia

Tuỳ chỉnh các sản phẩm/dịch vụ theo yêu cầu của từng địa phương..

Chi phí cao.

Tiêu chuẩn hoá toàn cầu

Khai thác lợi ích kinh nghiệm và lợi thế quy mô.

Chi phí hiệu quả.

Thiếu tính thích nghi với địa phương.

Xuyên quốc gia

Khai thác lợi ích kinh nghiệm và lợi thế quy mô.

Chi phí hiệu quả.

Tuỳ chỉnh các sản phẩm/dịch vụ theo yêu cầu của từng địa phương.

Tổng hợp kho tri thức trong thị trường quốc tế để học mẫu.

Khó thực hiện, đòi hỏi cải tổ cấu trúc tổ chức.

 

Thực tiễn về chiến lược kinh doanh quốc tế tại doanh nghiệp

* Ví dụ về chiến lược kinh doanh của Tesla

Một ví dụ về chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình, đó là chiến lược của Tesla – một trong những doanh nghiệp về ô tô top đầu thế giới. Tesla đã áp dụng chiến lược quốc tế, cụ thể là chiến lược tiêu chuẩn hoá toàn cầu để thâm nhập vào thị trường ô tô Trung Quốc.

Năm 2013, Tesla tiến vào thị trường Trung Quốc với xuất phát là xuất khẩu xe sang Trung Quốc. Sau đó, trước tình hình của Sau đó, trước tình hình chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến giá xe Tesla được bán ở TQ cao gấp đôi so với giá bán tại Mỹ, (một chiếc Model S trị giá 80.000 USD từ Mỹ đang được bán với giá khoảng 140.000 USD tại Trung Quốc) Cách duy nhất để bán ô tô cho người tiêu dùng Trung Quốc trên quy mô lớn hơn là xây dựng nhà máy ở đó.

Tesla đã quyết định xây nhà máy sản xuất lớn tại Thượng Hải, lắp ráp ô tô ngay tại Trung Quốc. Có được nhiều ưu đãi từ phía chính phủ và doanh thu tại thị trường Trung Quốc tăng trưởng liên tục, Tesla đang nghiên cứu và dự kiến sản xuất mẫu xe dành riêng cho thị trường Trung Quốc, đặc trưng cho đặc điểm của Trung Quốc.

Sản phẩm của Tesla mang tính đột phá đổi mới mạnh mẽ, các đối thủ chưa thể theo kịp và bắt chước, chính vì vậy, Tesla có ưu thế đối với việc đưa ra giá cho các dòng xe của mình. Tuy nhiên, so với nhiều hãng xe chạy xăng khác, giá xe Tesla vẫn ở mức cao, hạn chế năng lượng của xe chạy điện vẫn lớn. Tesla phải nỗ lực trong việc thay đổi, đưa ra sản phẩm có giá thành rẻ hơn và phổ biến đến người dùng hơn, người tiêu dùng có khả năng để chi trả tốt hơn.

Tesla có kế hoạch tăng công suất toàn cầu lên 40% lên 1 triệu xe mỗi năm vào năm 2021, nhằm gia nhập hàng ngũ các nhà sản xuất ô tô đại chúng.

Theo chuyên gia nghiên cứu MarkLines có trụ sở tại Tokyo, Tesla đã bán được khoảng 31.000 xe tại Trung Quốc trong quý 4 đến tháng 6, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng thị trường Hoa Kỳ tiếp tục chiếm hơn một nửa doanh số bán hàng của công ty.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của mình, Tesla phải giành được một phần lớn thị trường xe điện ở Trung Quốc, thị trường dự kiến sẽ tiếp tục phát triển, cùng với châu Âu, khi các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt.

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *