License là gì? Có được License rồi nhượng quyền lại không?

License là gì? Có được License rồi nhượng quyền lại không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi bạn quan tâm.

License là gì? Có được License rồi nhượng quyền lại không? Khi bạn sở hữu một sản phẩm được bảo vệ bản quyền, việc cấp phép cho người khác sử dụng sản phẩm của bạn là một trong những hình thức để kinh doanh. Tuy nhiên, khi bạn đã cấp phép cho người khác sử dụng sản phẩm của mình, liệu bạn có thể nhượng quyền lại hay không? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả thắc mắc cho bạn.

License là gì?

License – Giấy phép có thể được cấp bởi một bên cho bên khác như một phần của thỏa thuận giữa các bên. Một định nghĩa đơn giản về giấy phép là “sự cho phép sử dụng những gì được cấp phép”.

License là gì? Có được License rồi nhượng quyền lại không?
License là gì? Có được License rồi nhượng quyền lại không?

1. Khái niệm License?

License là một loại văn bản chứng nhận, xác nhận rằng người hoặc tổ chức đã được cấp quyền để thực hiện hoạt động hoặc sở hữu một tài sản nào đó. Chúng có thể được cấp bởi chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền.

Trong kinh doanh, giấy phép là một phần thiết yếu của việc điều hành một công ty hoặc doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động được quy định theo pháp luật, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và nhân viên của công ty.

2. License Manager là gì?

License manager là một phần mềm quản lý bản quyền được sử dụng để kiểm soát quyền truy cập và sử dụng cho phần mềm hoặc sản phẩm số. Các điều khoản sử dụng của phần mềm sẽ được đưa ra trong bản cấp phép và license manager sẽ giám sát xem liệu người dùng có tuân thủ những điều khoản này hay không.

Mẫu hợp đồng License

Mẫu hợp đồng License là một tài liệu pháp lý được sử dụng để chuyển quyền sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ từ người sở hữu cho người được cấp phép. Thông thường, việc sử dụng mẫu hợp đồng License được áp dụng trong các trường hợp liên quan đến bản quyền phần mềm, phát minh sáng chế, thương hiệu, hay các sản phẩm nghệ thuật và giải trí khác.

1. Hợp đồng License bao gồm những gì?

Để một mẫu hợp đồng License được coi là hợp lệ và có tính pháp lý, các điều kiện sau đây cần phải được đảm bảo:

  • Thông tin chính xác về hai bên: Bao gồm tên của người sở hữu và người được cấp phép, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email, và thông tin khác liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng.
  • Quyền sử dụng sản phẩm/dịch vụ: Xác định rõ quyền sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các điều kiện và giới hạn của việc sử dụng.
  • Thời hạn của hợp đồng: Nêu rõ thời hạn chuyển nhượng quyền sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, thông thường là theo số năm hoặc trọn đời.
  • Giá cả và phương thức thanh toán: Thông tin chi tiết về giá cả và phương thức thanh toán được thống nhất giữa hai bên.
  • Các cam kết và điều khoản khác: Bao gồm các cam kết và điều khoản khác liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

2. Mẫu hợp đồng License

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——o0o——

……., ngày…… tháng…….. năm 20……..

HỢP ĐỒNG LI-XĂNG

CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Số: ………………./HĐCGQSDNH

Hợp đồng này được lập vào ngày … tháng … năm …tại …………., giữa các bên sau đây:

BÊN A : CÔNG TY

Trụ sở chính :

Điện thoại :

Mã số thuế :

Tài khoản số :

Đại diện là :

Chức vụ :

Theo giấy uỷ quyền số (nếu có):

(sau đây gọi tắt là Bên Giao)

BÊN B : CÔNG TY

Trụ sở chính :

Điện thoại :

Mã số thuế :

Tài khoản số :

Đại diện là :

Chức vụ :

Giấy uỷ quyền số (nếu có):

(Sau đây gọi tắt là Bên Nhận)

ĐIỀU 1 – CĂN CỨ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Bên Giao cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu sau đây tại Việt Nam:

Nhãn hiệu Nhóm Sản phẩm Số đơn Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ ngày

ĐIỀU 2 –  CHUYỀN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU (LI -XĂNG)

Bên Giao bằng văn bản này chuyển giao cho Bên Nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu   tại Việt Nam cho sản phẩm đã được đăng kí theo Số đơn …………………….nêu trên, và Bên Nhận bằng văn bản này tiếp nhận quyền sử dụng nhãn hiệu theo đúng phương thức quy định trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 3 –  PHẠM VI CHUYỂN GIAO LI- XĂNG

2.1. Hình thức chuyển giao:  Độc quyền (1)

2.2. Lãnh thổ li-xăng: Việt Nam.

2.3. Thời hạn li-xăng: Hợp đồng sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày Hợp đồng này được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp bị huỷ bỏ hoặc chấm dứt trước thời hạn theo các điều kiện nêu tại Điều 5 dưới đây.

ĐIỀU 4 –  PHÍ CHUYỂN GIAO VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

3.1. Phí chuyển giao: Ghi rõ phí chuyển giao và phương thức thanh toán (nếu có).

Phí chuyển giao:

Phương thức thanh toán: tiền mặt

3.2. Nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến việc chuyển giao li-xăng:

Bên Nhận sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến việc chuyển giao Li – xăng.

ĐIỀU 5 –  QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN (2)

4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Giao:

– Bên giao có nghĩa vụ giao đủ toàn bộ giấy tờ liên quan đến Nhãn hiệu kể từ khi Hợp đồng này có hiệu lực trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ký kết, tại địa điểm và bằng phương thức như hai bên đã thỏa thuận.

– Bên giao phải đảm bảo điều kiện về quyền sở hữu cho Bên nhận đối với Nhãn hiệu không bị tranh chấp bởi bên thứ ba, không vi phạm bản quyền.

– Nếu bên Nhận chậm thanh toán tiền và các chi phí khác thì bên Nhận phải trả tiền lãi theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

4.2. Nghĩa vụ của Bên Nhận:

– Bên nhận có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ liên quan đến Nhãn hiệu sau khi được Bên giao chuyển quyền đối với nhãn hiệu đang đăng ký bảo hộ “…

ĐIỀU 6- ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG, THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Bên Nhận có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký việc chuyển giao li – xăng này với Cục Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam và tự chịu mọi chi phí liên quan.

Hợp đồng này được xem như có hiệu lực kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam xác nhận đăng ký và sẽ duy trì hiệu lực đầy đủ trừ khi chấm dứt trước thời hạn theo các điều khoản khác của Hợp đồng.

Hợp đồng có thể được gia hạn theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa các bên trên cơ sở các điều khoản và điều kiện do hai bên thỏa thuận và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

ĐIỀU 7 – DUY TRÌ HIỆU LỰC CỦA NHÃN HIỆU

Bên Giao đảm bảo có đầy đủ quyền hợp pháp và chính đáng đối với Nhãn hiệu, cũng như quyền cấp Li – xăng sử dụng nhãn hiệu tại thời điểm kí kết hợp đồng này. Đồng thời, Bên Giao cam kết nỗ lực hết sức trong việc đảm bảo và duy việc hiệu lực của đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam trong suốt thời hạn của Hợp đồng.

ĐIỀU 8 –  CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ SỬA ĐỔI, ĐÌNH CHỈ, VÔ HI ỆU HỢP ĐỒNG

Mọi sửa đổi hoặc bổ sung đối với Hợp đồng này sẽ chỉ có hiệu lực khi lập thành văn bản, chữ ký bời đại diện có thẩm quyền của các Bên và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hợp đồng sẽ bị đình chỉ hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của Bên giao bị đình chỉ hoặc trong trường hợp bất khả kháng.

Hợp đồng này sẽ vô hiệu nếu quyền sở hữu công nghiệp của Bên giao đối với Nhãn hiệu bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành.

ĐIỀU 9 – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ LUẬT ÁP DỤNG

Hợp đồng này được điều chỉnh và áp dụng theo luật pháp nước CHXHCN Việt. Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ được giải quyết trước tiên bằng thỏa thuận. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên đồng ý sẽ đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa án nơi có trụ sở chính của bên bị kiện. Hợp đồng này được làm thành 3 (ba) bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 1 (một) bản, 1 (một) bản được nộp vào Cụ Sở hữu trí tuệ để đăng ký.

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

(Ghi rõ tên, chức vụ của người ký, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

(Ghi rõ tên, chức vụ của người ký, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:

– Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

– Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

(2) Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:

– Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;

– Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;

– Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;

– Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.

Có được License rồi nhượng quyền lại không?

Câu trả lời là có. Nếu bạn đã được cấp phép sử dụng sản phẩm của người khác, bạn có thể nhượng quyền lại cho một bên thứ ba. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, bạn cần phải đảm bảo rằng bạn đã được ủy quyền chính thức để nhượng quyền và bạn phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc nhượng quyền.

Để nhượng quyền bảo vệ bản quyền, bạn cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Bạn phải sở hữu hoặc được ủy quyền chính thức từ chủ sở hữu bản quyền.
  • Bạn phải tôn trọng và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc nhượng quyền.
  • Hợp đồng nhượng quyền giữa bạn và bên nhận quyền sử dụng cần phải được ký kết và thực hiện đầy đủ các điều khoản.
Có được nhượng quyền khi được cấp quyền không?
Có được nhượng quyền khi được cấp quyền không?

Các công ty nhượng quyền License nổi tiếng

1. WOA Universal

Woa Universal là thương hiệu kinh doanh licensing với sứ mệnh kết nối các nhân vật hoạt hình với đời thực. Woa Universal đảm nhận trách nhiệm cung cấp bản quyền hình ảnh các nhân vật hoạt hình trong hệ sinh thái Woa và các sáng tạo nội dung khác trên phạm vi toàn cầu.

Woa Universal đồng thời thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm vật lý được khai thác từ nhân vật gốc.

Là một hệ thống đa diện không chỉ phim hoạt hình, ứng dụng trò chơi Wolfoo, khu vui chơi Wolfoo City, Wolfoo Music, các sản phẩm thương mại Wolfoo của Woa Store,…

Sản phẩm nổi tiếng nhất của là Wolfoo, phim hoạt hình 2D-3D dành cho trẻ em từ 3-8 tuổi. Bộ phim nhận được sự chào đón của fan hâm mộ trên toàn cầu, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, Việt Nam, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Ấn Độ,…

Nhượng quyền license nổi tiếng: Wolfoo
Nhượng quyền license nổi tiếng: Wolfoo

2. The Walt Disney Company

Là một phần của Công ty Walt Disney, Sản phẩm Tiêu dùng, Trò chơi và Xuất bản của Disney mang các thương hiệu được yêu thích vào cuộc sống hàng ngày của các gia đình và người hâm mộ ở mọi lứa tuổi thông qua các sản phẩm sáng tạo và trải nghiệm đắm chìm trên khắp thế giới. Các sản phẩm và trải nghiệm bán lẻ của nó trải dài trên các thương hiệu mang tính biểu tượng của công ty – Disney, Pixar, Marvel, Star Wars, ESPN, Twentieth Century và National Geographic – và được phân phối qua nhiều kênh bao gồm nền tảng thương mại điện tử shopDisney cũng như tại Công viên Disney , các nhà bán lẻ địa phương và thị trường đại chúng và các cửa hàng Disney trên toàn cầu.

Là doanh nghiệp cấp phép lớn nhất thế giới, Sản phẩm Tiêu dùng, Trò chơi và Xuất bản của Disney hợp tác với các thương hiệu hàng đầu – bao gồm Hasbro, Mattel, Mad Engine, the LEGO Group, Jay Franco, Kimberly Clark, Funko và Procter & Gamble – trên các sản phẩm đẳng cấp thế giới trên nhiều danh mục thu hút người tiêu dùng toàn cầu của chúng tôi.

Doanh nghiệp này cũng là một trong những nhà cấp phép trò chơi trên nhiều nền tảng lớn nhất thế giới; và ngôi nhà của Disney Publishing Worldwide, một trong những thương hiệu xuất bản lớn nhất thế giới.

Nhượng quyề license nổi tiếng: The Walt Disney Company
Nhượng quyề license nổi tiếng: The Walt Disney Company

3. WarnerMedia/Warner Bros. Consumer Products

Trải nghiệm và Thương hiệu Toàn cầu của Warner Bros. bao gồm Warner Bros. Consumer Products, DC, Warner Bros. Themed Entertainment và các đơn vị kinh doanh Phát triển Nhượng quyền Thương mại của công ty.

Công ty tận dụng sức mạnh sáng tạo của Warner Bros., HBO, Cartoon Network, Adult Swim, DC, v.v. trong các thương hiệu nhượng quyền lớn nhất của công ty như Harry Potter, Friends, Game of Thrones, Wonder Woman, Batman, Superman, Rick and Morty,…

Nhượng quyền license nổi tiếng: WarnerMedia/Warner Bros. Consumer Products
Nhượng quyền license nổi tiếng: WarnerMedia/Warner Bros. Consumer Products

4. NBCUniversal/Universal Brand Development

Vào năm 2021, Universal Brand Development (UBD) tiếp tục liên kết và cộng tác trong bộ phận Universal Parks & Resorts (UPR) – tạo ra sức mạnh băng ghế dự bị đáng kể vì UBD là một trong hai công ty truyền thông duy nhất có công viên giải trí toàn cầu – cho phép bộ phận tăng cường trực tiếp -kết nối với người tiêu dùng bằng các sản phẩm và trải nghiệm vật lý và kỹ thuật số sáng tạo 365 ngày một năm.

Với sự thúc đẩy của fandom, các thương hiệu toàn cầu của UBD như Minions của Illumination, Jurassic World và Fast & Furious của Universal Pictures, Trolls của DreamWorks Animation và các tài sản kho tiền từ lịch sử hơn 100 năm của hãng phim tiếp tục phát triển thành các thương hiệu lớn hơn, rộng hơn với việc mở rộng hệ sinh thái.

Nhượng quyền license nổi tiếng: NBCUniversal/Universal Brand Development
Nhượng quyền license nổi tiếng: NBCUniversal/Universal Brand Development

5. Mattel

Các tài sản được cấp phép hàng đầu của Mattel bao gồm Barbie, Thomas & Friends, Fisher-Price và Hot Wheels. Mattel là công ty đồ chơi toàn cầu hàng đầu và là chủ sở hữu của một trong những danh mục nhượng quyền giải trí dành cho trẻ em và gia đình mạnh nhất trên thế giới. Mattel tạo ra những sản phẩm và trải nghiệm sáng tạo nhằm truyền cảm hứng, giải trí và phát triển cho trẻ em thông qua vui chơi.

Công ty thu hút người tiêu dùng thông qua danh mục các thương hiệu mang tính biểu tượng, bao gồm Barbie, Hot Wheels, Fisher-Price, American Girl, Thomas & Friends, UNO, Masters of the Universe, Monster High và MEGA, cũng như các tài sản trí tuệ phổ biến khác mà công ty sở hữu hoặc giấy phép hợp tác với các công ty giải trí toàn cầu. Các ưu đãi bao gồm nội dung phim và truyền hình, trò chơi và trải nghiệm kỹ thuật số, âm nhạc và các sự kiện trực tiếp.

Nhượng quyền license nổi tiếng Mattel
Nhượng quyền license nổi tiếng Mattel

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *