Licensing là gì? Những lợi ích của licensing trong kinh doanh

Ngày nay với sự phát triển của khoa học – công nghệ các hoạt động thương mại quốc tế cũng ngày càng rộng rãi, do đó thuật ngữ licensing tại việt nam cũng phổ biến hơn trong kinh doanh và marketing. Vậy Licensing là gì? Lợi ích của licensing trong kinh doanh như thế nào?  Hãy tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

I. Giới thiệu về licensing

giới thiệu về licensing
giới thiệu về licensing

Licensing là một thuật ngữ tiếng anh được sử dụng với nghĩa cho phép cá nhân/tổ chức nào đó sở hữu hoặc sử dụng cái gì đó. Trong kinh doanh, nó mang nghĩa là cấp giấy phép hay cấp phép. Hiểu nôm na đây là hình thức giao dịch mua bán sử dụng hợp đồng nhượng quyền sở hữu hay nhượng quyền sử dụng sản phẩm trí tuệ cho các đối tác để tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Các đối tác đó sẽ phải trả tiền bản quyền để hợp đồng có thể được thực hiện, sau đó đầu tư một khoản lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Bản chất của hoạt động này chính là giao dịch những sản phẩm là thành quả của trí tuệ con người. Bên cấp phép chấp thuận cho bên nhận sử dụng hoặc thuê các quyền đối với phần sở hữu trí tuệ được bảo vệ hợp pháp từ người cấp phép trong khoảng thời gian nhất định. Quyền sở hữu sản phẩm trí tuệ này có thể là những sản phẩm như: một vật liệu, nhãn hiệu, một tài năng vô hình, bí mật kinh doanh, quyền tác giả,…đã được đăng ký bảo hộ.

Hiện nay, theo cách tổ chức các hình thức kinh doanh thì licensing sẽ có 4 loại:

  • Cấp phép dựa vào hình thức liên doanh.
  • Cấp phép hình thức hợp đồng sản xuất.
  • Cấp phép theo cơ sở độc quyền.
  • Cấp phép dựa theo cơ sở không độc quyền.

Còn theo hình thức, lĩnh vực kinh doanh thì sẽ được chia làm 3 loại licensing:

  • Cấp phép dựa vào quá trình sản xuất.
  • Cấp phép theo cách sử dụng nhãn hiệu sản phẩm.
  • Cấp phép theo sự phân phối sản phẩm nhập khẩu.

Do đó có thể thấy được là tùy theo mục đích và nhu cầu, bạn hãy phân chia Licensing theo đúng phân loại để giúp bạn dễ kiểm soát và quản lý hơn.

Ví dụ về licensing: nhãn hàng của bạn kinh doanh nước hoa, này muốn gia tăng độ đa dạng của hàng hóa, mở rộng thị trường buôn bán nên đã tìm tới các nhãn hàng nước hoa có tiếng khác nhau để xin họ cấp phép sử dụng những sản phẩm bên đó để buôn bán. Sau khi xem xét khả năng của bạn và thấy đủ điều kiện, các nhãn hàng sẽ thỏa thuận qua hợp đồng cấp phép.

Những chi phí, giá cả cấp phép, mua bán phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường sản phẩm và vào mức lợi nhuận mà nhãn hàng được nhận lại từ sản phẩm đó.

II. Các loại giấy phép trong licensing

Các loại giấy phép licensing
Các loại giấy phép licensing

Giấy phép – License có thể được thực hiện cấp bởi một bên cho một bên khác như là một yếu tố của một thỏa thuận giữa hai bên đó. Theo một định nghĩa ngắn gọn hơn của giấy phép là “ủy quyền sử dụng thứ mà được cấp phép”.

Cụ thể hơn là giấy phép có thể được cấp bởi các cơ quan chức năng, để cho phép một hoạt động bị cấm. Nó có thể yêu cầu trả một khoản phí hay chứng minh một khả năng trước khi được cấp giấy phép. Yêu cầu cũng có thể để thông báo cho chính quyền về một loại hoạt động và cung cấp cho chính quyền cơ hội để đặt ra các điều kiện và có giới hạn.

Dưới đây là những loại license được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo qua như:

  • Perpetual: Là loại license cho phép cài đặt và sử dụng trong một khoảng thời gian không xác định, nhưng hỗ trợ kỹ thuật hạn chế, thường sẽ kéo dài trong khoảng 90 ngày.
  • Đăng ký: Đây là lại license này cho phép người dùng sử dụng trong một khoảng thời gian có xác định. Khoảng thời gian này sẽ bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, update phiên bản hay còn được cung cấp bản trong thời gian đăng ký. Khi kết thúc thời gian sử dụng, người dùng có nhiều tùy chọn gia hạn hoặc có thể lựa chọn gỡ phần mềm khỏi thiết bị
  • Phần mềm miễn phí: Đối với phần mềm này sẽ được cung cấp bởi người tạo. Từ đó người dung có thể sử dụng phần mềm hoàn toàn không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào.
  • License: Là loại chỉ cho phép dùng thử phần mềm trong một thời gian nhất định. Khi hết khoảng thời gian đó người dùng phải trả phí để sử dụng tiếp hoặc ngừng sử dụng.
  • Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM): Loại kiểu giấy phép kênh đặc biệt, bao gồm những phần mềm cho laptop, máy tính cá nhân độc lập, được đóng gói bên cạnh hệ thống máy tính. Đồng thời cũng không được bán dưới dạng sản phẩm độc lập.
  • Phần mềm giáo dục: Là những phần mềm được dán nhãn dành cho sinh viên hoặc các tổ chức giáo dục và được hỗ trợ giảm chi phí
  • Không dành cho bán lại: Loại license này được chỉ rõ dành cung cấp bởi các nhà cung cấp phần mềm cho nhà phân phối, được đánh dấu NFR và không được cấp phép dùng để phân phối thương mại
  • Sử dụng đồng thời: Phần mềm của bạn cho được cấp phép cho nhiều người khác cùng sử dụng khi có được giấy phép này.

III. Lợi ích và thách thức của licensing

Lợi ích và thách thức của licensing hay còn gọi là ưu và nhược điểm của licensing là gì? Khi nhắc tới ưu nhược điểm của licensing bạn có thể hiểu như sau:

1. Lợi ích của licensing

Những lợi ích của licensing cho doanh nghiệp
Những lợi ích của licensing cho doanh nghiệp

Các công ty có thể sử dụng licensing để hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động của mình ra thị trường quốc tế, ổn định mức tăng trưởng, thu được các khoản tiền bản quyền, tạo điều kiện đầu tư vào các sản phẩm trí tuệ khác,…Hình thức này giúp hạn chế khỏi các rủi ro lớn trong quá trình vận hành ở các cơ sở sản xuất nếu họ phải đầu tư tại các thị trường bất ổn định hay khó đánh giá. Mặc dù doanh nghiệp cấp phép hầu như không phát sinh thêm chi phí nhưng lợi ích đem lại từ nó lại rất đáng kể.

Licensing giúp hạn chế cả những hiện tượng hàng hóa giả mạo trên thị trường chợ đen ở thị trường nước ngoài. Đồng thời, bằng việc bán giấy phép, công ty còn có thể gián tiếp đưa ra ra thị trường sản phẩm với giá cạnh tranh hơn, bên mua giấy phép có trách nhiệm hơn với các sản phẩm.

Các chi phí Licensing thường không cao bởi vì bên cấp phép đã sử dụng sản phẩm trí tuệ này trong một khoảng thời gian tương đối lâu, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp khi được cấp phép thì đây là các sản phẩm phù hợp và có giá trị mang đến lợi nhuận cao, đồng thời cũng tiết kiệm cho bên được cấp phép những khoản đến từ marketing.

2. Thách thức của licensing

Những thác thức của ngành Licensing
Những thác thức của ngành Licensing

Trong trường hợp, bên cấp phép không thể đưa ra được những sản phẩm như mong đợi thì việc xâm nhập vào thị trường của công ty sẽ gặp phải những kết quả không như mong đợi. Mặt khác, hình thức này còn giúp làm giảm đi sự tương đồng trên phạm vi toàn cầu về chất lượng cũng như phương pháp tiếp thị sản phẩm trên các mảng thị trường khác nhau.

Quan trọng nhất, licensing tồn tại một rủi ro lớn, tạo ra những đối thủ cạnh cạnh tranh trong tương lai. Điều này được thể hiện càng nguy hiểm nếu sản phẩm được cấp phép là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao. Khi chấm dứt hợp đồng, bên được cấp phép có khả năng sản xuất và bán các phiên bản tốt hơn sản phẩm của bên cấp phép.

IV. Các bước cần thiết để thực hiện licensing thành công

Các bước thực hiện licensing thành công
Các bước thực hiện licensing thành công

Giấy phép licensing là một loại giấy phép cho phép nhượng quyền sở hữu trí tuệ hay cho phép sở hữu sử dụng sản phẩm trí tuệ đến tiến hành sản xuất và tiêu thị sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Vậy các bước cần thiết để thực hiện licensing thành công là gì? Quyền sử dụng những sản phẩm trí tuệ licensing thường là: Bằng sáng chế phát sinh (Patent), nhãn hiệu thương mại (Trademarks), quyền tác giả hay tác quyền (Copyrights), các quy trình công nghệ (Technological Process), bí quyết kỹ thuật (Know how) v.v…

Như vậy bước đầu tiên là bên cấp phép sẽ có điều kiện để đầu tư hay đổi mới kịp thời sản phẩm trí tuệ khác, qua đó nhằm nâng cao vị trí cạnh tranh trên thị trường khi có sự tiếp cận được công nghệ mới nhất.

Còn đối với bên được cấp phép (Licensee) thường là các công ty quốc gia đi sau về công nghệ cho nên có nhu cầu công nghệ tiên tiến, sẽ phù hợp với điều kiện cụ thể của mình về tài chính cũng như có kinh nghiệm quản lý nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh quốc tế ổn định và ngày càng mở rộng.

V. Kết luận

Có thể thấy được license đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có cả kinh doanh được nhiều người ưa chuộng bao gồm các công ty quốc tế và các công ty quốc gia nên việc bạn hiểu về licensing là gì hay là lợi ích của licensing trong kinh doanh là một việc làm vô cùng cần thiết.

Mong rằng bài viết mà chúng tôi chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu hơn về licensing và những lợi ích của nó mang lại trong kinh doanh nhé.

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *