Mô hình kinh doanh là gì? Các mô hình kinh doanh phổ biến

Với một doanh nghiệp thì việc lựa chọn đúng kiểu mô hình kinh doanh cho mình đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến doanh thu và lợi nhuận. Do vậy mà có nhiều câu hỏi được đặt ra như mô hình kinh doanh là gì? Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan những vấn đề này, cùng theo dõi nhé.

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh chính là một phần tất yếu không thể thiếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế của bất cứ tổ chức doanh nghiệp nào. Mô hình kinh doanh là gì? Mô hình kinh doanh hay còn có tên gọi khác là Business Model, là thuật ngữ dùng chỉ các loại hình và cách thức hoạt động của một doanh nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp này  cung cấp về sản phẩm, dịch vụ gì, cách họ tiếp cận và thiết lập mối quan hệ đến với khách hàng như thế nào,…

Hoặc cách hiểu đơn giản hơn về mô hình kinh doanh đó chính là khía cạnh cốt lõi của một doanh nghiệp, doanh nghiệp vận hành để qua đó mang về nguồn doanh thu, lợi nhuận tốt nhất. Xét về cơ bản thì mô hình kinh doanh được đánh giá qua 4 vấn đề chính như:

  • Lựa chọn những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện kinh doanh.
  • Hình thức mà doanh nghiệp sẽ tiếp thị sản phẩm đến toàn bộ khách hàng.
  • Xác định những loại chi phí cho quá trình vận hành hoạt động kinh doanh.
  • Cách để tạo ra chuyển đổi từ đó mang lại lợi nhuận tốt nhất cho tổ chức.

Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình kinh doanh

Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình kinh doanh
Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình kinh doanh

Có thể nói rằng mô hình kinh doanh có tầm quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nào, trước khi bắt tay vào triển khai bất cứ mô hình kinh doanh mới nào, các nhà sáng lập phải nghiên cứu và tìm hiểu cũng như phân tích kĩ lưỡng để tìm được một mô hình kinh doanh khả quan, thích hợp để thực hiện theo, bởi vậy mà việc xây dựng mô hình kinh doanh có tầm vai trò vô cùng lớn cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Xây dựng mô hình kinh doanh sẽ góp phần tạo ra các giá trị bền vững từ các quy trình cũng như quyết định của doanh nghiệp trong mô hình.
  • Giúp doanh nghiệp có nhiều ý tưởng và giải pháp khác nhau để từ đó chọn ra được một giải pháp kinh doanh tốt nhất.
  • Giúp định hướng và phát triển với lộ trình đã được vạch sẵn theo từng bước đi một cách cụ thể cho doanh nghiệp trong tương lai.
  • Xây dựng mô hình kinh doanh còn giúp doanh nghiệp tạo tiền đề xây dựng một doanh nghiệp độc đáo với những lợi thế khiến cho những đối thủ khác khó có thể sao chép được.
  • Khi một mô hình kinh doanh mang lại hiệu quả và có tính cạnh trai cao sẽ giúp cho doanh nghiệp đó có thể phát triển nhanh chóng và sớm có được chỗ đứng trên thị trường.

Phân loại các mô hình kinh doanh

Dưới đây là phân loại các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo như:

1. Mô hình kinh doanh B2B (Business to Business)

Mô hình kinh doanh B2B
Mô hình kinh doanh B2B

Mô hình kinh doanh b2b là cụm từ viết tắt của Business – to – Business, nghĩa là doanh nghiệp với doanh nghiệp. Hiểu hơn là mô hình nhà sản xuất với đại lý bán buôn, người bán buôn lớn với người bán lẻ,.., Khi buôn bán với doanh nghiệp khác sẽ tạo ra được giá trị đơn hàng lớn hơn nhiều so với việc bán lẻ. Với số vốn ít, các bạn vẫn có thể thực hiện mô hình kinh doanh này, dù điều đó không hề dễ dàng. Do vậy chúng ta chỉ cần làm một số lượng đồ ăn lớn để bán cho các quán ăn vặt cũng là một kiểu kinh doanh của mô hình b2b.

2. Mô hình kinh doanh B2C (Business to Consumer)

Mô hình kinh doanh B2C
Mô hình kinh doanh B2C

Là mô hình kinh doanh truyền thống nhất từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Mô hình kinh doanh b2c là cụm từ viết tắt của Business To Consumer trong tiếng Anh, là thuật ngữ dùng chỉ mô hình kinh doanh giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Nói cách khác, b2c là mô hình chuyên về lĩnh vực bán lẻ, cơ chế khá đơn giản là doanh nghiệp trực tiếp bán hàng hóa/ dịch vụ cá nhân tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về mô hình này, bạn hãy tìm hiểu một số đặc điểm chính của mô hình này như:

  • Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình b2c sẽ có những tương tác và tư vấn cũng như tiếp cận trực tiếp đến khách hàng.
  • Một số hoạt động của mô hình b2c truyền thống có thể kể đến như: Siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa,  trung tâm thương mại,… Ngoài ra, mô hình kinh doanh b2c trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ thông qua các kênh như shop bán hàng online, chợ điện tử,..
  • Mô hình kinh doanh b2c sẽ cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng.
  • Thêm một vai trò quan trọng trong mô hình b2c đó là đưa ra các chiến lược marketing phù hợp để giữ chân và mở rộng đối tượng khách hàng.

3. Mô hình KD Canvas (Business Model Canvas – BMC)

Business Model Canvas là một mô hình KD do Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur đã sáng tạo ra. Mô hình KD này được rất nhiều công ty hàng đầu trên thế giới lựa chọn để quản lý và hình thành chiến lược kinh doanh và tạo ra động lực tăng trưởng mới.

Mô hình KD Canvas bao gồm 9 yếu tố cơ bản:

  • Phân khúc khách hàng chính của dự án.
  • Gía trị mà sản phẩm hay dịch vụ mang lại cho khách hàng.
  • Phương thức truyền thông và kênh phân phối.
  • Cách xây dựng mối quan hệ khách hàng.
  • Doanh nhu dự kiến.
  • Nguồn lực chính của dự án.
  • Đối tác của dự án.
  • Hoạt động chính của ý tưởng kinh doanh.
  • Cơ cấu chi phí hoạt động.

4. Thương mại điện tử C2C (Consumer to Consumer)

C2C là viết tắt tiếng anh của cụm từ Consumer To Consumer (tạm dịch là: Người tiêu dùng tới người tiêu dùng). Đúng như tên gọi, C2C là mô hình kinh doanh mà trong đó đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân. Thường giao dịch này sẽ được thực hiện trong môi trường trực tuyến, thông qua một bên thứ ba là các nền tảng bán hàng trực tuyến trung gian, hoặc những trang web đấu giá trung gian.

C2C sẽ sở hữu những yếu tố như:

  • Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân, vậy nên C2C cho phép khách hàng trao đổi mua bán sản phẩm qua lại với nhau. Những cá nhân này không phải doanh nghiệp sản xuất, vậy nên những sản phẩm họ bán có thể đã không còn xuất hiện trên thị trường tuy nhiên vẫn được nhiều đối tượng quan tâm, ưa chuộng.
  • Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Do không còn sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ hay nhà bán buôn, vậy nên cá nhân người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
  • Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Cũng chính vì không có sự can thiệp của phía nhà sản xuất hay phía bán lẻ, bán buôn vậy nên mọi sản phẩm giao dịch trong mô hình C2C sẽ không được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng cũng như khâu thanh toán.

Hướng dẫn xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Hướng dẫn xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả
Hướng dẫn xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Xây dựng mô hình kinh doanh tuy đóng vai  trò quan trọng đối với mỗi công ty nhưng để có thể xây dựng được một mô hình kinh doanh hiệu quả thì bạn cần áp dụng một số bước cơ bản ở dưới đây:

  • Bước 1: Thực hiện khảo sát và đánh giá nhu cầu của khách hàng

Đây được xem là bước đầu tiên mà bạn cần làm, bởi vì những sản phẩm hay dịch vụ khi được đưa ra thị trường cần phải xoay quanh khách hàng. Do đó mà bạn cần phải thực hiện khảo sát xem nhu cầu của khách hàng hiện nay là gì và xem nhóm đối tượng mà doanh nghiệp đang hướng tới để sử dụng dịch vụ và sản phẩm.

  • Bước 2: Lên các ý tưởng kinh doanh

Khi bạn đã hoàn thành xong bước 1 thì đây là bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện, khi bạn đã xác định được nhu cầu của khách hàng và có được tệp danh sách khách hàng tiềm năng, qua đó bạn có thể dễ dàng đưa ra những ý tưởng cũng như sản phẩm, dịch vụ mới để nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý rằng là các sản phẩm, dịch vụ này phải đáp ứng được yếu tố độc đáo, mới lạ và luôn luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng trong từng thời điểm, để làm sao khách hàng cảm nhận được đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng đảm bảo an toàn và tốt nhất. Qua đó, khách hàng sẽ không còn bất cứ băn khoăn hay lo lắng mà ngần ngại sử dụng dịch vụ, sản phẩm mà bạn cung cấp.

  • Bước 3: Đưa ra mức chi phí sản phẩm phù hợp

Thêm một điều mà bạn cần nhớ tiếp theo để mô hình kinh doanh thành công chính là doanh nghiệp cần đưa ra được các chi phí sản xuất sao cho phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, để mang lại lợi nhuận cao nhất.

Vì vậy, điều bạn cần làm ở bước này đó chính là doanh nghiệp cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để có thể tập trung vào hoạt động sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất giá tốt, đảm bảo an toàn. Hơn nữa, khâu sản xuất cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ và kiểm định liên tục về chất lượng sản phẩm. Có như vậy khi sản phẩm được cung cấp ra thị trường đến tay khách hàng sẽ luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất.

  • Bước 4: Xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm đến tay khách hàng

Đây cũng là bước quan trọng để giúp doanh nghiệp phát triển trên thị trường, để làm được điều này thì doanh nghiệp đó cần có những chiến lược marketing hiệu quả như: Tổ chức hội chợ, xây dựng triển lãm quảng bá sản phẩm, phát tờ rơi, quảng cáo trên các trang mạng xã hội, truyền thông,… Điều quan trọng để việc này hiệu quả hơn thì bạn có thể kết hợp cùng lúc nhiều chiến dịch quảng cáo để gia tăng độ phủ sóng và sản phẩm sẽ được khách hàng biết đến nhiều hơn.

Đặc biệt, sau mỗi lần chiến dịch quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần phải xem lại những đánh giá của khách hàng và phản hồi lại những đánh giá đó. Qua đó tìm cách cải thiện sao cho phù hợp nhất.

  • Bước 5: Hoàn thiện mô hình kinh doanh và đi vào hoạt động

Khi bạn đã hoàn thành các bước trên thì điều mà bạn cần làm cuối cùng là thực tế hóa mô hình của mình. Nghĩa là bạn cần phải chuẩn bị vốn, nguồn nhân lực cũng như tiến hành thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, liên kết thêm các đối tượng tiềm năng. Những bước này sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững lâu dài hơn bao giờ hết.

Mong rằng qua bài viết trên có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về mô hình kinh doanh là gì? Các mô hình kinh doanh phổ biến, cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *