Nhận diện thương hiệu là gì? Ví dụ về nhận diện thương hiệu thành công

Nhận diện thương hiệu có thể được xem là bộ mặt của doanh nghiệp, là những khách hàng nhìn nhận và cảm nhận về doanh nghiệp. Vậy nhận diện có vai trò gì với doanh nghiệp hiện nay, hãy theo dõi bài viết sau để có góc nhìn tổng quan nhất.

I. Nhận diện thương hiệu là gì?

Nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu là gì?

Nhận diện thương hiệu là tất cả những gì có thể nhìn thấy và gợi nhớ về thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng và khắc sâu nó vào tâm trí khách hàng mục tiêu. Hiểu một cách khác, nhận diện thương hiệu là hình ảnh đặc trưng mà khách hàng sẽ nhớ đến khi nhắc về doanh nghiệp.

Nhận diện thương hiệu tiếng anh là gì? Nhận diện thương hiệu tiếng anh là brand identity. Nhận diện thương hiệu có thể được xem là bộ mặt của thương hiệu, là những gì mà doanh nghiệp muốn cho người tiêu dùng thấy và cảm nhận về thương hiệu của mình. Một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố như: tên gọi, logo, tagline/ slogan, màu sắc, hồ sơ năng lực,…Các yếu tố cần đảm bảo tính độc đáo và nhất quán.

II. Vai trò của nhận diện thương hiệu

Vai trò của nhận diện thương hiệu
Vai trò của nhận diện thương hiệu
  • Thể hiện và truyền đạt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp tới đối tượng mục tiêu.
  • Làm cho doanh nghiệp trở nên nổi bật: nhận diện thương hiệu sẽ giúp tăng cường khả năng nhận biết trong mắt khách hàng, tạo sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh và dễ được khách hàng lựa chọn hơn.
  • Sở hữu hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp trở nên uy tín hơn trong mắt khách hàng, từ đó việc thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Tăng độ trung thành của khách hàng cũ: Khi có nhận diện thương hiệu mạnh, doanh nghiệp chứng minh được sự chuyên nghiệp và uy tín thì thương hiệu sẽ chiến được vị trí “thương hiệu ưu tiên” trong lòng khách hàng. Khách hàng sẽ dễ dàng sử dụng lại sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp, thuận lợi hơn trong việc kêu gọi đầu tư và hợp tác.

Vậy làm sao khách hàng biết tới thương hiệu của mình nhiều hơn, hãy theo dõi bài viết Top 9 cách tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả

III. Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ bao gồm những yếu tố nào?

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

1. Tên gọi, logo, slogan và tagline

Các yếu tố cần có trong hệ thống nhận diện thương hiệu
Các yếu tố cần có trong hệ thống nhận diện thương hiệu
  • Tên gọi: Tên gọi được xem là yếu tố định danh chính và đại diện cho doanh nghiệp. Đặt tên cho doanh nghiệp không phải là việc dễ dàng. Cần phải lựa chọn tên gọi dễ nhớ vfa cũng thể hiện được định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Logo: được kết hợp giữa 2 yếu tố là từ ngữ và hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận ra và nhớ về thương hiệu. Một doanh nghiệp sẽ 1 logo chính và những logo phụ, chúng cần đảm bảo tính độc đáo và dễ nhận diện. Một logo thành công là khi khách hàng nhìn vào đó và nhận ra ngay mà không cần độc tên: Ví dụ như logo của Nike, Window,..
  • Slogan: Slogan là một câu khẩu hiệu mà khi nhắc đến khách hàng sẽ có thể nhớ và liên tưởng đến thương hiệu. Ví dụ “Just do it” của Nike, truyền đạt thông điệp rằng đừng do dự, hãy cứ làm đi; hay “Think different” của Apple truyền tải thông điệp suy nghĩ khác đi, đừng theo lối mòn nữa.
  • Tagline: Nếu slogan là 1 khẩu hiệu ngắn gọn thì tagline là một câu đầy đủ để định vị sản phẩm và thể hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như Tagline của Disneyland là The Happiest Place on Earth – Nơi hạnh phúc nhất thế giới. Tagline này đã đánh trúng tâm lý của rất nhiều người: người lớn muốn tìm về tuổi thơ, nơi hạnh phúc nhất cuộc đời họ, bố mẹ có con muốn đem đến cho con điều tốt đẹp nhất nên đưa con đến trải nghiệm ở nơi hạnh phúc nhất trên thế giới.

2. Hệ thống nhận diện tại văn phòng

Giao diện và hình dáng của các yếu tố nhận diện văn phòng như namecard, bút bi, con dấu, thư cảm ơn, danh thiếp, chữ ký email, phong bì, túi đựng quà,…cần được đồng bộ và nhất quán theo hệ thống nhận diện của thương hiệu để khách hàng và đối tác thấy được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

3. Hệ thống nhận diện tại điểm bán

Hệ thống nhận diện tại điểm bán (POSM) bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như bảng hiệu, phông nền, backdrop, sản phẩm trưng bày,… tại các sự kiện, triển lãm, hội chợ thương mại,… Hệ thống này phải có các đặc tính để giúp khách hàng dễ nhận ra thương hiệu. Vì POSM là những vật dụng quảng cáo trực quan nhất để tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng nên nó cần đồng bộ và có sự độc đáo để tạo được ấn tượng với khách hàng.

4. Hệ thống nhận diện trên nền tảng số

Trong thời đại công nghệ, truyền thông qua các nền tảng số là việc không thể bỏ qua của các doanh nghiệp. Để các thông điệp được truyền đi một cách nhất quán, đem lại hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng và làm khách hàng nhớ đến và tương tác với thương hiệu thì doanh nghiệp cần trau chuốt cho hệ thống nhận diện trên internet như  hệ thống Website, Social Network, hình ảnh, các chiến dịch quảng cáo,…

IV. 4 bước xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả

  • Bước 1: Nghiên cứu về đối tượng mục tiêu

Có thể nói mục đích của việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là để tác động vào nhận thức, tạo ra chỗ đứng của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Vì thế việc đầu tiên để xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả là phải nghiên cứu về khách hàng mục tiêu. Khi hiểu được khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ biết xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là như thế nào để gắn bó chặt chẽ với họ. Từ đó có thể dễ dàng thu hút và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hơn.

  • Bước 2: Lên ý tưởng cho hệ thống nhận diện thương hiệu
Các bước xấy dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Các bước xấy dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Để tạo ra một bộ nhận diện mạnh mẽ cần đến những ý tưởng độc đáo, sáng tạo và mới mẻ. Bên cạnh việc tìm ra các ý tưởng sáng tạo thì cần phải đảm bảo ý tưởng đó truyền đạt được nội dung thông điệp của doanh nghiệp. Hãy đầu tư chất xám để tạo ra slogan ngắn gọn, xúc tích, mô tả chính xác và định vị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

  • Bước 3: Lựa chọn màu sắc chủ đạo và font chữ cho hệ thống nhận diện

Màu sắc và font chữ là 2 yếu tố dễ thu hút và tạo ấn tượng cho khán giả nhất. Hãy tận dụng 2 yếu tố để tạo ấn tượng với khách hàng. Lưu ý rằng màu sắc và font chữ cần phải liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó hãy căn cứ vào tinh thần doanh nghiệp, giá trị hướng đến để lựa chọn màu sắc chủ đạo. Sau khi đã có màu sắc chủ đạo, doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để tìm font chữ sao cho 2 yếu tố vừa hòa hợp vừa làm nổi bật lẫn nhau. Ví dụ như doanh nghiệp của bạn kinh doanh các sản phẩm dành cho trẻ em thì có thể sử dụng những màu sống động, bắt mắt với font chữ tinh nghịch, đáng yêu.

  • Bước 4: Thiết kế và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu

Sau khi có ý tưởng, lựa chọn được màu sắc chủ đạo và font chữ, việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm là thực hiện ý tưởng đó ra hình hài rõ ràng. Khi thiết kế hệ thống nhận diện, cần lưu ý tuân thủ các bản phác thảo ban đầu để đảm bảo các yếu tố đồng nhất và truyền tải đúng thông điệp của doanh nghiệp.

V. Ví dụ về doanh nghiệp có nhận diện thương hiệu thành công

1. Coca-Cola

Nhận diện thương hiệu của Coca-Cola
Nhận diện thương hiệu của Coca-Cola

Coca-Cola là một trong 3 công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu trên thế giới. Thành công mà thương hiệu này có được phần lớn là nhờ vào tính nhất quán của bộ nhận diện thương hiệu. Logo Coca-Cola là  thiết kế dễ nhận biết và ghi nhớ. Nó đã trở thành biểu tượng của sự thịnh vượng của tuổi trẻ ở Mỹ. Từ ngày ra đời, Coca-Cola đã thay đổi logo tổng cộng 12 lần nhưng các yếu tố cơ bản vẫn được giữ lại. 2 màu chủ đạo là đỏ và trắng được sử dụng chủ yếu trong logo mang đến cảm giác vui tươi như sự sảng khoái khi uống coca cola.Trong khi màu đỏ tượng trưng cho sự đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ thì màu trắng lại mang đến sự quyến rũ và sang trọng. 2 gam màu này kết hợp với nhau tạo nên sự độc đáo vô cùng thu hút. Tổng thể logo Coca-Cola khá đơn giản nhưng nhờ màu sắc chủ đạo nổi bật nên thiết kế này trở nên vô cùng khác biệt và nổi bật, tạo cảm giác kích thích vị giác.

2. Nike

Nhận diện thương hiệu của Nike
Nhận diện thương hiệu của Nike

Nike – Thương hiệu hàng đầu thế giới với logo “Swoosh” và slogan “Just do it”. Được sáng tạo bởi Carolyn Davidson vào năm 1971, logo “Swoosh” lấy cảm hứng từ nữ thần chiến thắng của Hy Lạp, biểu trưng cho tốc độ và nhanh nhẹn. Nike đã thành công trong việc xây dựng bản sắc thương hiệu của mình từ một công ty giày đơn giản thành một thương hiệu phong cách sống, đồng thời sử dụng các người ủng hộ nổi tiếng như Michael Jordan để tạo ra cảm giác độc quyền. Ngày nay, Nike là biểu tượng của sự cao cấp và được thể hiện như một biểu tượng địa vị.

3. Apple

Nhận diện thương hiệu của Apple
Nhận diện thương hiệu của Apple

Apple – Một trong những thương hiệu thành công và có giá trị nhất thế giới với logo trái táo huyền thoại. Bộ nhận diện thương hiệu của Apple đã giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu hấp dẫn và mang tính biểu tượng. Nhờ vào chiến dịch “Think Different,” Apple đã định vị mình là một công ty cao cấp và khác biệt. Tập trung vào tính độc quyền và thiết kế tinh tế, Apple đã tạo nên sự cường điệu vượt trội và gắn liền với sự sang trọng trong mắt khách hàng. Tất cả những yếu tố này cùng nhau tạo nên bản sắc thương hiệu hoàn chỉnh và đem lại thành công lớn cho Apple.

Để thương hiệu được khách hàng nhắc tới và tiếp cận sẽ cần giá trị thương hiệu phải mạnh, vậy có những cách nâng tầm giá trị thương hiệu nào hiệu quả?

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *