Nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Khi hiện nay xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, các ngành nghề sẽ có rất nhiều doanh nghiệp, công ty thay nhau mở ra, từ đó mà sự cạnh tranh vô cùng lớn. Bởi vậy mà việc có một nhãn hiệu nổi tiếng là điều vô cùng quan trọng. Vậy nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng tham khảo nhé.

Nhãn hiệu (trademark) là gì?

Nhãn hiệu là gì
Nhãn hiệu là gì

Hiện nay ngày càng có nhiều người muốn biết về nhãn hiệu là gì cho ví dụ? Trademark được hiểu đơn giản theo nghĩa tiếng việt là nhãn hiệu, tuy nhiên khác với nhãn hiệu thông thường, một nhãn hiệu được gọi là Trademark khi và chỉ khi chúng đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo luật pháp của mọi quốc gia, một Trademark đã được ký bảo hộ thì sẽ không thể bị sử dụng bởi một đơn vị khác tại quốc gia mà bạn đã được đăng ký.

Nhãn hiệu là gì thương hiệu là gì? Một Trademark đã được đăng ký sẽ tồn tại mãi mãi cùng thương hiệu và sẽ không có kỳ hạn giống như chứng nhận khi đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ như thông thường.

Công dụng của nhãn hiệu trong doanh nghiệp

Công dụng của nhãn hiệu trong doanh nghiệp
Công dụng của nhãn hiệu trong doanh nghiệp

Nhãn hiệu ngoài đóng vai trò là dùng để phân biệt thì nhãn hiệu còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp như sau:

  • Nhãn hiệu giúp khách hàng nhận ra sản phẩm và hàng hóa cũng như dịch vụ của một công ty nhằm để phân biệt chúng với các sản phẩm trùng hoặc tương tự do các đối thủ cạnh tranh.
  • Nhãn hiệu giúp doanh nghiệp phân biệt sản phẩm của họ so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, do đó nhãn hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược quảng cáo và tiếp thị của công ty nhằm xây dựng hình ảnh và uy tín về sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dùng.
  • Một nhãn hiệu tốt và uy tín sẽ tạo động lực cho các công ty đầu tư vào việc duy trình hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Nhãn hiệu còn giúp thu hút sự chú ý người tiêu dùng để người tiêu dùng tin tưởng mua hàng nhiều hơn.

Phân loại nhãn hiệu

Cách phân loại nhãn hiệu
Cách phân loại nhãn hiệu

Nhãn hiệu là gì ví dụ? Hiện nay có rất nhiều phân loại nhãn hiệu, ví dụ như: Chúng ta có thể dựa vào những yếu tố cấu thành để chia ra như: Nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình logo, nhãn hiệu kết hợp chữ với hình hay chia sẻ theo mục đích sử dụng sẽ phân làm: Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Cụ thể như:

  • Nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho sản phẩm hàng hóa như: PNJ, Doji,.., là nhãn hiệu được phân loại vào nhóm nhãn hiệu hàng hóa như: Đồ trang sức, vàng thô,..
  • Nhãn hiệu dùng trong ngành dịch vụ, thường sẽ được gắn lên các bảng hiệu dịch vụ để khách hàng có thể dễ dàng nhận biết như: Kangnam, Trang Beauty,…, là những nhãn hiệu được phân loại dịch vụ làm đẹp, sapa,..

Đồng thời, dựa trên cơ sở thì nhãn hiệu sẽ thường dùng cho hàng hóa và dịch vụ thì có thể phân loại nhãn hiệu thành 5 loại như sau:

1. Nhãn hiệu nổi tiếng

Các nhãn hiệu nổi tiếng
Các nhãn hiệu nổi tiếng

Đây là những dòng nhãn hiệu được người tiêu dùng săn đón rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Dựa theo những tiêu chí đánh giá của Luật sở hữu trí tuệ thì các nhãn hàng sau đây đang được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng như: Coca Cola, Pepsi, Heineken, Honda, Apple, Samsung,… Đối với những nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được pháp luật áp dụng những quy chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ riêng, ví dụ như nhãn hiệu Coca Cola có lịch sử phát triển lâu đời trong ngành F&B, nhóm ngành đồ uống không cồn (nước giải khát), nhãn hiệu này sẽ được bảo hộ ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới mà không cần đăng ký nhãn hiệu với cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

2. Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là gì
Nhãn hiệu tập thể là gì

Đối với nhãn hiệu tập thể sẽ dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của thành viên tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó với những loại hàng hóa, dịch vụ của tổ chức cá nhân không phải là những thành viên của tổ chức đó. Ví dụ nhãn hiệu là gì cho ví dụ như: Nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên được đăng ký bảo hộ năm 2006, cơ quan chủ sở hữu là: Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên.

Nhãn hiệu tập thể sẽ giúp khách hàng phân biệt được nguồn gốc sản xuất sản phẩm, khi một nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thương hiệu dưới dạng này sẽ giúp cho người dân tại địa phương có làng nghề truyền thống hay đặc sản, nông sản có tiếng sẽ phát triển sản xuất, đưa những sản phẩm đó đến tay người dùng.

3. Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là gì
Nhãn hiệu chứng nhận là gì

Đối với nhãn hiệu chứng nhận chủ sở hữu sẽ được cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa và dịch vụ của tổ chức cũng như cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về nguyên liệu, xuất xứ, cách thức sản xuất, cách cung cấp dịch vụ, chất lượng, đồ chính xác, độ an toàn và dịch vụ mang nhãn hiệu.

4. Nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết là gì
Nhãn hiệu liên kết là gì

Với kiểu nhãn hiệu này thì là do các nhãn hiệu cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự như nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hay tương tự nhau hay liên quan đến nhau. Ví dụ như: Tập đoàn Vingroup đã đăng ký nhãn hiệu liên kết cho các nhãn hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn như: Vingroup, Vinhomes, Vinmec,…

5. Nhãn hiệu có chỉ dẫn địa lý

Nhãn hiệu có chỉ dẫn địa lý là gì
Nhãn hiệu có chỉ dẫn địa lý là gì

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Nhãn hiệu chứa dấu hiệu địa lý có thể là nhãn hiệu thông thường, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý: Nhãn hiệu đã được sử dụng như nhãn hiệu thông thường, được thừa nhận rộng rãi hay những địa danh không thể là nơi sản xuất ra sản phẩm thì sẽ không là dấu hiệu chỉ dẫn cho nguồn gốc địa chỉ của sản phẩm.

Bảo hộ nhãn hiệu là gì? Các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu là gì
Bảo hộ nhãn hiệu là gì

Bảo hộ nhãn hiệu hay đăng ký bảo hộ thương hiệu là thủ tục hành chính đề nghị Cục Sở Hữu Trí tuệ bảo hộ có các dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hoá cũng như dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đó.

Các bước bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Đầu tiên người nội đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hay văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng hoặc tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi bạn nội đơn đăng ký sẽ được cấp số nhận đơn và ghi nhận ngày nộp đơn là cơ sở pháp lý quan trọng để xác nhận đơn hợp lệ.

  • Bước 2: Thẩm định đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

Tiếp đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định đơn của bạn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ, hình thức trong giới hạn sẽ từ 01 – 02 tháng để đảm bảo đơn của bạn được kê khai đúng, đúng nhóm đăng ký và cách pháp lý của chủ đơn.

  • Bước 3: Công bố đơn đăng ký

Khoảng 2 tháng kể từ ngày ra thông báo kết quả xét duyệt đơn hợp lệ về chính thức, Cụ Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

  • Bước 4: Thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định từ 09 – 12 tháng, trong quá trình đợi đơn được thẩm định người nộp đơn cũng có thể sửa đổi đơn, khi đó thời hạn thẩm định sẽ được kéo dài thêm tương ứng.

  • Bước 5: Thông báo kết quả

Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, người chủ thực hiện đơn sẽ đóng biệt hàng hoá dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân khác nhau thông qua việc được cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đó, phí cấp bằng trong thời hạn 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu. Trường hợp không được cấp bằng bảo hộ, chủ đơn xem xét làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi.

  • Bước 6: Nộp lệ phí và lấy đơn đăng

Sau khi đã được thông qua, bạn sẽ được nộp lệ phí cấp bằng. Cuối cùng bạn sẽ được cấp bằng bảo hộ, trong khoảng 1 – 2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí. Thông thường phí bảo hộ thương hiệu sẽ có giá khoảng 360.000 đồng/01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ. Bên cạnh đó bạn có thể nộp thêm các loại phí khác như: Phí tra cứu nhãn hiệu, Phí cấp bằng, phí nộp đơn đăng ký,…, sẽ tùy thuộc vào dịch vụ của mỗi công ty khác nhau mà bạn có thể cân nhắc để lựa chọn dịch vụ uy tín, chất lượng.

Kết luận

Qua những điều trên bạn có thể thấy được nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Đặc biệt đối với bối cảnh mở rộng hội nhập kinh tế như hiện nay thì nhãn hiệu còn mang đến nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra nhiều thị trường nước ngoài. Chính vì vậy,  xây dựng nhãn hiệu mạnh và điều kiện quan trọng để bạn nâng cao vị thế cũng như mang lại nhiều giá trị cho mình và cả quốc gia.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp, hy vọng bạn có thể có thêm nhiều thông tin bổ ích và hiểu hơn về giá trị của nhãn hiệu để qua đó giúp nhãn hiệu của mình ngày càng phát triển hơn nhé.

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *