Nhượng quyền thương hiệu là gì? Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay các doanh nghiệp rất quan tâm về hình thức nhượng quyền thương hiệu, nhưng nhượng quyền thương hiệu là gì? Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu như thế nào? Trong vài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này.

I. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (thường được gọi là franchise) được xem là một hình thức mà một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được sử dụng bao gồm: Tên sản phẩm, dịch vụ, quy trình quản lý cửa hàng, công nghệ sản xuất và chế biến,… Bên cạnh đó, trong thời gian sử dụng thương hiệu sẽ mất phí ràng buộc về tài chính hoặc chia lợi nhuận của cửa hàng nhượng quyền.

II. Các loại nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay, nhượng quyền thương hiệu được chia làm 4 loại cơ bản, cụ thể như sau:

Có những loại nhượng quyền thương hiệu nào?
Có những loại nhượng quyền thương hiệu nào?

1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Là hình thức nhượng quyền bao trọn gói, bên nhận nhượng quyền sẽ có các hợp đồng ký thời hạn từ kéo dài từ 5 – 30 năm, điều này còn tùy thuộc vào tiềm lực mà công ty và chi phí có thể bỏ ra. Ngoài ra, khi được nhượng quyền kinh doanh toàn diện, bên cung cấp nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền được hưởng 4 mảng chính trong kinh doanh bao gồm: Hệ thống, bí quyết kinh doanh hay công nghệ sản xuất, hệ thống thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ.

Khi thực hiện hình thức nhượng quyền thì bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản phí cơ bản là phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu.

2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Nhượng quyền mô hình không toàn diện có thể hiểu là kiểu nhượng quyền một mảng nào đó của bên nhượng quyền. Ví dụ như nhượng quyền công thức, nhượng quyền sản phẩm hay nhượng quyền sử dụng hình ảnh,..

Khi thực hiện hình thức nhượng quyền kinh doanh không toàn diện thì bên nhượng quyền sẽ không có quyền giám sát hay can thiệp quá nhiều vào khâu sản xuất cũng như khâu vận hành của bên được nhượng quyền.

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý

Hình thức nhượng quyền có quản lý là hình thức được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn hay tại các chuỗi nhà hàng – khách sạn. Từ đó không chỉ được cung cấp hình thức kinh doanh thương hiệu ra thì bên nhượng quyền cũng được cung cấp người quản lý và điều hành, nhằm mục đichs chính là giúp việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Tức là bên nhượng quyền cũng sẽ được đầu tư một số vốn nhỏ vào công ty nhận nhượng quyền, giống như hình thức liên doanh. Từ đó sẽ giúp bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền, tìm hiểu được thêm về thị trường mình mới thâm nhập.

Quy trình nhượng quyền thương hiệu gồm:

  • Thực hiện thủ tục nhượng quyền (Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động và sổ đăng ký)
  • Chính sách nhượng quyền.
  • Hồ sơ nhượng quyền.

III. Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu

Một số ví dụ nhượng quyền thương hiệu:

1. Nhượng quyền thương hiệu Highlands Coffee

Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee
Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee

Ví dụ đầu tiên là nhượng quyền cà phê Highlands Coffee là một trong những thương hiệu cà phê có độ phủ sóng cao trên cả nước hiện nay, nên dù đi bất cứ đâu bạn cũng có thể gặp phải thương hiệu này. Vì vậy bạn sẽ phải chi khoảng 4 tỷ đồng cùng với các điều kiện bắt buộc như sau để được thương hiệu này nhượng quyền như:

  • Địa điểm: Có vị trí dễ nhìn tại ngã 3 và ngã 4, có mật dân cư đông đúc và các tòa nhà văn phòng.
  • Ngân sách ban đầu nhượng quyền dao động khoảng 3 – 4 tỷ đồng.
  • Phí nhượng quyền 7%.
  • Chi phí duy trì hàng tháng sẽ là 5%.

Tuy nhiên, dù là thương hiệu có chi phí nhượng quyền cao nhưng lại là khoản đầu tư an toàn và dễ hồi vốn nhanh chóng. Bởi vì chủ yếu khách hàng của hãng cà phê này thường trong cấp phân khúc cao cấp, vệ sinh sạch sẽ, đồ uống ngon, các quán Coffee bài trí đẹp nên có lượng khách ổn định.

2. Nhượng quyền thương hiệu The Coffee House

Nhượng quyền thương hiệu The Coffee House
Nhượng quyền thương hiệu The Coffee House

Đây cũng là một trong những hãng cà phê nổi tiếng với trên 200 hệ thống cửa hàng trên cả nước và cũng là địa chỉ check in ưa thích của nhiều bạn trẻ và là nơi thích hợp để tán gẫu cũng như là nơi làm việc. Do vậy mà có khá nhiều nhà đầu tư muốn ngỏ lời nhượng quyền thương hiệu The Coffee House.

Để được nhượng quyền thương hiệu này bạn cần đáp ứng các yêu cầu:

  • Địa điểm: Những vị trí dễ nhìn, đông dân cư và dân văn phòng.
  • Bạn cần bỏ ra khoảng 2.800.000.000 VNĐ cho phí đầu tư ban đầu.
  • Phí nhượng quyền thương hiệu trong 5 năm hợp đồng khoảng 300.000.000 VNĐ.

Điều bạn sẽ nhận được khi được nhượng quyền thương hiệu này đó chính là được hỗ trợ decor và giám sát thi công, cung cấp nguyên liệu máy móc, đào tạo nhân viên,.. Bên cạnh đó, bạn còn được tư vấn Marketing sử dụng quảng cáo Facebook, Fanpage,..

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều ví dụng về nhượng quyền thương hiệu khác như: McDonald, Dingtea, Tocotoco,…

IV. Một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu

Trước khi mua nhượng quyền thương hiệu nào đó bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

1. Tìm hiểu về thị trường

Việc đầu tiên bạn cần làm khi mua nhượng quyền thương hiệu đó chính là tìm hiểu về thị trường mà bạn đang muốn nhượng quyền thương hiệu. Đặc biệt, trước khi làm bên nhận nhượng quyền Bạn có thể xem xét một số yếu tố như: Có phù hợp với mục đích của bạn không? Quy trình sản xuất, dịch vụ có tốt hay không, mức độ thành công của hệ thống những năm qua,…, vì số tiền bỏ ra bạn phải nhận được giá trị tương xứng.

2. Tính pháp lý về thương hiệu và hợp đồng

Việc bảo hộ pháp lý rất quan trọng, nên khi bạn đã quyết định mua lại thương hiệu, bạn sẽ cần phải tìm hiểu kỹ về những quyền lợi đi kèm khi mua thương hiệu đó. Nhất là các quyền lợi và nghĩa vụ sẽ được trình bày cụ thể trong hợp đồng dưới sự bảo vệ của pháp luật. Nên tránh gặp phải những vấn đề bất cập trong quá trình kinh doanh. Vậy nên bạn cần nắm rõ tính pháp lý cũng như hợp đồng khi được nhượng quyền để tránh gặp rắc rối và mất tiền oan nhé.

3. Chi phí phát sinh

Thêm một điều quan trọng mà bạn cần chú ý tiếp theo đó chính là chi phí, thông thường với các thương hiệu lớn hoạt động lâu năm thì chi phí nhượng quyền sẽ được ấn định sẵn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý có thể sau khi mua lại thương hiệu nhượng quyền sẽ còn rất nhiều khoản chi phí phát sinh khác như: Mặt bằng, nhân viên, trang trí cửa hàng, vật liệu, thiết bị,…, nên tốt nhất bạn nên chọn công ty có chi phí nhượng quyền phù hợp với túi tiền của mình để đảm bảo an toàn.

4. Đảm bảo tính nhất quán

Khi bạn đã xác định sử dụng hình thức nhượng quyền thương hiệu thì điều mà bạn cần chú ý tới đó chính là tính nhất quán và sự sáng tạo. Bởi vì, ngay từ ban đầu khi nhượng quyền đồng nghĩa với việc bạn được chuyển giao bí quyết, quy trình kinh doanh, văn hoá,… Do đó, bạn cần phải tuân theo khuôn mẫu chung và không được tự do sáng tạo theo ý kiến của cá nhân. Bởi vì bất cứ thay đổi nào có thể bị đánh vào sai phạm hợp đồng, vô cùng rắc rối.

5. Cạnh tranh giữa các cửa hàng

Khi mua lại thương hiệu nhượng quyền các cửa hàng có thể phải đối mặt với việc cạnh tranh cao giữa các đối thủ nên dễ gặp rủi ro, đây cũng chính là một trong những điều khiến các nhà đầu tư đang gặp khó khăn khi phải giải quyết các vấn đề phát sinh.

Mong rằng qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên về nhượng quyền thương hiệu là gì? Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích và giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn với mô hình mà bạn mong muốn.

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *