4 bước phát triển thương hiệu doanh nghiệp bền vững

Tạo dựng một thương hiệu uy tín trong mắt người tiêu dùng là một việc làm không hề dễ đối với mọi doanh nghiệp. Vậy những bước chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 4 bước chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả nhất, mời bạn cùng theo dõi nhé.

I. Phát triển thương hiệu là gì?

Phát triển thương hiệu là gì
Phát triển thương hiệu là gì

Với câu hỏi phát triển thương hiệu là gì? Bạn có thể hiểu là phát triển thương hiệu là quá trình chiến lược nhằm tạo ra những giá trị mới cho doanh nghiệp đó. Phát triển thương hiệu không chỉ dừng lại ở logo hay tên gọi, thương hiệu sẽ được phát triển tổng thể về quy trình dài hạn, liên tục nên chiếc lược phát triển thương hiệu có thể phát triển qua các năm. Thông qua quá trình xác định cũng như điều chỉnh, thử nghiệm tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, hình ảnh, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đối với đối thủ cạnh tranh.

Và đây cũng là nền tảng cho cho doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường và cạnh tranh lâu dài, hiệu quả về sau. Thường phát triển thương hiệu sẽ có hai nhiệm vụ chính cho doanh nghiệp như sau:

  • Giúp điều chỉnh thương hiệu của bạn phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
  • Cập nhật hay củng cố thương hiệu khi cần thiết.
  • Thực hiện truyền thông thương hiệu trên thị trường mục tiêu.

II. Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư phát triển thương hiệu?

Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư phát triển thương hiệu
Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư phát triển thương hiệu

Trong thế giới tiếp thị, doanh nghiệp nên trú trọng đầu tư phát triển thương hiệu vì thương hiệu không chỉ là tài sản vô giá cho doanh nghiệp mà nó còn là đại diện và danh tiếng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển thương hiệu còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

  • Thông qua thương hiệu mà giá trị sản phẩm sẽ được tăng lên một cách đáng kể.
  • Sự phát triển thương hiệu thành công còn giúp doanh nghiệp đó lấn át tất cả sản phẩm. Ví dụ như thương hiệu Jacuzzi phát triển mạnh mẽ đến mức bạn chỉ nhắc đến tên bồn tắm nước nóng là sẽ nhớ đến thương hiệu này.
  • Phát triển thương hiệu còn cho phép doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với khách hàng, mang đến cho khách hàng cảm giác an toàn khi sử dụng.
  • Thương hiệu mạnh sẽ đóng góp phát triển thúc đẩy làm tăng giá trị cho doanh nghiệp về doanh số đáng kể trong hiện tại và cả tương lai.
  • Phát triển thương hiệu còn giúp ngăn chặn sự ngưng trệ của thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Khi bạn đã xây dựng được một thương hiệu mạnh, nổi tiếng sẽ thu hút các nhà đầu tư và đối tác doanh nghiệp đổ vốn hợp tác kinh doanh với bạn.

III. 4 bước chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Để có thể thực hiện việc phát triển nhanh chóng cho thương hiệu một cách hiệu quả và tối ưu nhất để mang lại nhiều lợi nhuận trong kinh doanh thì bạn cần thực hiện 4 bước chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường để phát triển thương hiệu
Nghiên cứu thị trường để phát triển thương hiệu

Bước đầu tiên khi thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp đó là nghiên cứu thị trường. Vì thông qua việc nghiên cứu thị trường doanh nghiệp có thể biết được điều gì đang thúc đẩy giá trị thương hiệu của mình. Qua đó doanh nghiệp cũng tìm ra phương pháp và ý nghĩa để kết nối với người tiêu dùng.

Ở bước nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể đặt ra những câu hỏi quan trọng để đảm bảo chiến lược thương hiệu hỗ trợ mục tiêu kinh doanh tổng thể tốt nhất như:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là gì?
  • Làm thế nào để khách hàng có thể biết về thương hiệu?
  • Tại sao khách hàng lại tin tưởng đến bạn?
  • Điều gì tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp đối với đối thủ cạnh tranh?
  • Ái là đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn?
  • Doanh nghiệp của bạn mang lại giá trị gì cho thị trường?
  • Bạn phải giải quyết các pain points của khách hàng như thế nào?
  • Loại tính cách của doanh nghiệp của bạn?
  • Giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho thị trường có nhận được đánh giá cao hay không?

Bước 2: Xác định mục tiêu cụ thể

Phát triển thương hiệu thông qua việc xác định mục tiêu cụ thể
Phát triển thương hiệu thông qua việc xác định mục tiêu cụ thể

Đây cũng là bước quan trọng mà bạn nên chú ý, vì khi đã xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp biết được chính xác những bước đi phù hợp trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.

Một số chiến lược mà bạn có thể tham khảo đã tiếp cận mục tiêu nhanh chóng:

  • Tạo ra những nội dung hữu ích và có liên quan: Dù các doanh nghiệp nỗ lực dựa trên các nền tảng kỹ thuật số hay các công cụ hỗ trợ tiếp thị khách hàng, thì việc tạo ra các nội dung hấp dẫn vẫn là việc nên làm cần thiết.
  • Sử  dụng quảng cáo nhắm đối tượng: Thực hiện quảng cáo thương hiệu hiện nay đang được xem là phương án thích hợp mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược tiếp thị và tiếp cận đối tượng mục tiêu thông qua các nền tảng trực tuyến, tiếp thị in ấn hay các phương thức truyền thông khác nhau.
  • Thu thập những phản hồi của khách hàng: Có nhiều doanh nghiệp thu thập các phản hồi đánh giá và thăm dò ý kiến của khách hàng, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tinh chỉnh nhận diện thương hiệu và thông điệp kết nối các nhóm mục tiêu. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát bạn cũng cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp, tránh gây cảm giác tiêu cực không đáng có cho khách hàng của mình.

Bước 3: Định vị thương hiệu và thông điệp thương hiệu

Để phát triển thương hiệu cần định vị thương hiệu và thông điệp thương hiệu
Để phát triển thương hiệu cần định vị thương hiệu và thông điệp thương hiệu

Đây là bước giúp doanh nghiệp có được một vị trí riêng biệt trên thị trường cũng như biết được mình có sự khác biệt như thế nào đối với đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu chỉ thực sự được nhận diện khi nó đã được xác định rõ ràng và các mục tiêu ban đầu được đưa ra như: Logo, thiết kế, slogan, nhãn hiệu,….

Các doanh nghiệp định vị và xây dựng thông điệp tính nhất quán, mang đặc trưng riêng, không bị rễ nhầm lẫn với các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Nếu xét về sự phát triển lâu dài, chiếc lược này cũng không bị lạc mất cốt lõi vốn có của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, bạn nên tạo ra một thông điệp cốt lõi, thông điệp này sẽ giúp bạn tóm tắt bản chất của mọi doanh nghiệp đang hướng tới và khi có được thông điệp mạnh mẽ sẽ làm tăng khả năng chuyển hiệu quả.

Bước 4: Phương tiện truyền bá nhận thức về thương hiệu

Phát triển thương hiệu cần phương tiện truyền bá nhận thức về thương hiệu
Phát triển thương hiệu cần phương tiện truyền bá nhận thức về thương hiệu

Xây dựng thương hiệu bằng cách chiến lược tiếp thị và các kênh truyền thông trực tiếp được coi là một trong những cách quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và tiếp cận khách hàng nhanh chóng. Hiện nay có rất nhiều công cụ quảng bá thương hiệu, trong đó các phương tiện truyền thông quảng bá thương hiệu đang được sử dụng phổ biến mà bạn có thể áp dụng như:

  • Website

Tạo trải nghiệm cho người tiêu dùng trên trang web, là phần mềm quan trọng trong việc thiết lập thương hiệu. Phát triển trang web bao gồm việc làm cho mọi yếu tố phù hợp với tính cách của thương hiệu.

  • Logo

Được xem là biểu tượng viết tắt khách hàng trải nghiệm thương hiệu, logo của thương hiệu sẽ cần được thiết kế thu hút tạo sự chú ý, tạo ấn tượng ban đầu mạnh mẽ bao gồm ý tông màu, thiết kế, ứng dụng hình ảnh, ý nghĩa và ứng dụng của logo, các yếu tố liên quan tới thiết kế

Vì đây sẽ là nền tảng nhận dạng thương hiệu doanh nghiệp về lâu dài.

  • Tài liệu tiếp thị

Đối với tài liệu tiếp thị sẽ bao gồm có brochure, mailer, sell sheet, bảng hiệu và màn hình quảng cáo. Doanh nghiệp có công cụ hõ trợ tiếp thị chất lượng cao sẽ hỗ trợ chuyển đổi khách hàng tiềm năng bên ngoài trên những kênh kỹ thuật số hiệu quả.

  • Chiến lược tiếp thị nội dung

Mục tiêu chính của tiếp thị nội dung là thúc đẩy chuyển đổi có lợi cho khách hàng, nội dung chất lượng sẽ là cốt lõi của tất cả các kênh tiếp thị cả kỹ thuật số và truyền thống. Do vậy doanh nghiệp phải có một chiến lược tiếp thị hiệu quả.

  • Quản lý thương hiệu

Thị trường sẽ thay đổi nên doanh nghiệp sẽ không thể giữ được nguyên quyền lợi thế và tiếp tục thu hút khách hàng mới. Nên quản lý thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trình khách hàng trung thành. Khi chiến lược quản lý thương hiệu hiệu quả, vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp quản lý giá trị thương hiệu và chuẩn bị những biến động bất ngờ của thị trường.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên về 4 bước chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp có thể cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức bổ ích và qua đó có thể xây dựng thương hiệu của mình hiệu quả nhé.

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *