Quy trình xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp

Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng đối với những cá nhân hay tổ chức đối với từng sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, nói đến thương hiệu bạn sẽ đặt ra câu hỏi là quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh như thế nào để thành công, vậy hãy cùng tìm hiểu những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề xây dựng thương hiệu mạnh doanh nghiệp.

Mục lục

I. Xây dựng thương hiệu là gì?

Cách xây dựng thương hiệu
Cách xây dựng thương hiệu

Thương hiệu là một cái tên, thuật ngữ, thiết kế hoặc tính năng nhằm xác định hàng hóa, dịch vụ của người bán này khác biệt với hàng hóa và dịch vụ của người bán khác. Xây dựng thương hiệu là gì? Là quá trình gắn cho tổng chức, công ty, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể một ý nghĩa, đặc điểm nhất định dựa vào cách tạo dựng và định hình một thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu cũng được xem là một chiến lược được thiết kế bởi chính các doanh nghiệp để giúp mọi người nhanh chóng nhận diện và khiến khách hàng biết đến mua và sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Để thương hiệu nổi bật trong mắt khách hàng chủ doanh nghiệp cần phải tìm cách tạo thương hiệu mạnh, uy tín cho doanh nghiệp. Bạn đọc tham khảo bài viết sau để có cách xây dựng doanh nghiệp mạnh và hiệu quả.

II. Tại sao xây dựng thương hiệu lại quan trọng?

Tại sao xây dựng thương hiệu lại quan trọng?
Tại sao xây dựng thương hiệu lại quan trọng?

Có rất nhiều lý do để chúng ta cần xây dựng thương hiệu, trong đó có thể kể đến những ưu điểm nổi bật như:

  • Quá trình xây dựng thương hiệu thành công sẽ giúp doanh nghiệp định hình được phong cách, hình ảnh cho doanh nghiệp, qua đó tạo được sự uy tín cho mọi sản phẩm của doanh nghiệp đó nên mọi sản phẩm của doanh nghiệp đó bán ra dễ dàng hơn mà không tốn tiền quảng cáo.
  • Xây dựng thương hiệu uy tín còn giúp doanh nghiệp có được lượng khách hàng thân quen. Khi bạn đã có được lượng khách hàng ổn định sẽ không cần phải lo về việc tạo ra doanh thu.
  • Việc xây dựng thương hiệu mạnh còn giúp doanh nghiệp đó mở rộng hơn về mặt thị trường vững chắc trên thị trường cạnh tranh, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường dễ dàng hơn và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
  • Khi bạn đã xây dựng thương hiệu thành công sẽ giúp bạn tránh khỏi những đối tượng làm giả sản phẩm. Vì khi được bảo hộ sở hữu thương hiệu thì doanh nghiệp đó sẽ không gặp phải những tình trạng này.
  • Việc bạn có một thương hiệu nổi tiếng sẽ làm cho khách hàng tự động lựa chọn sản phẩm bạn mà không phải sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • Xây dựng thương hiệu nổi tiếng cũng góp phần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế và có cơ hội phát triển hơn trong tương lai.

III. Các thuật ngữ về xây dựng thương hiệu cần biết

Các thuật ngữ xây dựng thương hiệu bạn cần biết
Các thuật ngữ xây dựng thương hiệu bạn cần biết

Thuật ngữ để xây dựng thương hiệu là những từ khóa để truyền đạt ngắn gọn và đầy đủ chính xác và tính chất cũng như vài trò của hàng loạt khái niệm về thương hiệu khác nhau. Dưới đây là một số các thuật ngữ xây dựng thương hiệu mà bạn cần biết đến:

  • Brand Thương hiệu
  • Branding Xây dựng thương hiệu
  • Brand Experience Trải nghiệm thương hiệu
  • Brand extension Mở rộng thương hiệu
  • Brand identity Nhận diện thương hiệu
  • Brand strategy Chiến lược thương hiệu
  • Brand promises Lời hứa thương hiệu
  • Brand platform Nền tảng thương hiệu
  • Brand management Quản trị thương hiệu

IV. Những yếu tố cần có để xây dựng thương hiệu vững mạnh

Để có thể xây dựng thương hiệu vững mạnh thì bạn cần có những yếu tố quan trọng dưới đây như:

Những yếu tố cần có để xây dựng thương hiệu vững mạnh
Những yếu tố cần có để xây dựng thương hiệu vững mạnh

1. Định vị thương hiệu

Chính là xác định vị trí thương hiệu trên thị trường trong tâm trí người tiêu dùng và để thương hiệu có được một chỗ đứng vững mạnh trên thị trường thì; các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những đặc điểm khi xây dựng thương hiệu như: Tên thương hiệu, hình ảnh, chất lượng sản phẩm,..

2. Sự đồng nhất

Được gọi là như target mà mỗi doanh nghiệp mỗi khi bắt đầu xây dựng thương hiệu, sự đồng nhất được xem là định hướng để cho doanh nghiệp khẳng định giá trị sâu sắc hơn cho thương hiệu mình. Bên cạnh đó, sự đồng nhất thương hiệu đó hướng tới, định mức chuẩn bị lâu dài và phát triển nhận diện.

3. Truyền thông và tương tác

Khi chúng ta được xây dựng một thương hiệu ổn định thì chúng ta cần phải có công cụ truyền thông được hỗ trợ độ phủ sóng của nó được lan rộng hơn. Việc lựa chọn kênh truyền thông phụ thuộc vào khách hàng và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng những mạng truyền thông phổ biến và có mật độ người sử dụng cao.

4. Câu chuyện xây dựng thương hiệu

Việc bạn làm tiếp theo đó chính là cần có một câu chuyện nói đến thương hiệu của bạn, chắc chắn sẽ khiến cho công chúng phải tò mò cũng như muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn. Do đó mà khi đưa ra câu chuyện xây dựng thương hiệu cần phải có nội dung và chiều sâu hay.

5. Tuyên bố giá trị

Bạn hãy tự đặt ra câu hỏi cho mình đó là nhãn hiệu của mình có đặc sắc hơn những nhãn hiệu của các đối thủ cạnh tranh hay nhãn hiệu của bạn có giá trị khác gì những nhãn hiệu khác? Lợi thế cạnh tranh đó là gì? Những tuyên bố giá trị của bạn sẽ có thể làm như các giá trị lợi ích riêng biệt mà chỉ sản phẩm của bạn có được.

V. Quy trình xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp

Quy trình xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp
Quy trình xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn tạo dựng một thương hiệu thành công và mạnh thì bạn cần tìm hiểu 5 bước xây dựng thương hiệu sau đây:

Bước 1: Xác định đối tượng

Mỗi sản phẩm sẽ có một tập khách riêng nên bạn cần xác định việc xây dựng thương hiệu này tiếp cận đến ai. Sau đó bạn hãy điều chỉnh thông điệp thương hiệu sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu và insights khách hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận ra lợi thế cạnh tranh khi xác định đối tượng mục tiêu thương hiệu. Việc xác định đối tượng lý tưởng cho doanh nghiệp thì sẽ hỗ trợ được chiến lược xây dựng thương hiệu cụ thể hơn.

Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu xây dựng

Trước khi xây dựng thương hiệu thì bạn cần phải biết đến giá trị mang đến cho khách hàng, việc tuyên bố sứ mệnh chính một trong những cách để thương hiệu tồn tại lâu dài. Ngoài ra, tuyên bố thương hiệu còn khiến cho những sản phẩm mà khách hàng có giá trị sử dụng hơn.

Bước 3: Nghiên cứu thêm các thương hiệu khác

Để xây dựng thương hiệu thành công thì bạn cần có sự nghiên cứu những thương hiệu nổi tiếng khác. Qua đó hãy quan sát những cách mà họ xây dựng thương hiệu chứ đừng bắt chước những gì họ làm. Từ đó chúng ta có thể tóm tắt được những điểm mạnh và đưa ra những ý tưởng xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp.

Bước 4: Xây dựng những lợi ích và điểm nổi bật của thương hiệu mang đến

Một thương hiệu mạnh cần có một đặc điểm nổi bật của sản phẩm, vì ngày nay có hàng ngàn sản phẩm có công dụng nhưng không phải sản phẩm nào cũng có đặc điểm giống nhau. Nên vậy mà hãy chọn một điểm nổi bật nhất trong sản phẩm của bạn để có thể thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.

Bước 5: Xây dựng logo và tagline cho thương hiệu

Logo và tagline là phần mà rất dễ gây thiện cảm với khách hàng, nên doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào mặt này nhiều bằng cách bạn có thể thuê thiết kế bên ngoài chuyên về logo để có được ấn tượng đối với khách hàng.

Bước 6: Xây dựng thông điệp thương hiệu elevator pitch

Elevator pitch là kiểu xây dựng thông điệp đơn giản, súc tích những vẫn diễn giải được hết những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp mà bạn cung cấp. Bạn chỉ cần trả lời được những câu hỏi như bạn là ai? Bạn cung cấp cái gì? Vì sao mọi người lại cung cấp đến sản phẩm và dịch vụ của mình?

Bước 7: Để cá tính thương hiệu của mình được tỏa sáng

Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao vì họ không chỉ mua sắm sản phẩm với lý do là họ cần mà còn là sản phẩm đó sinh ra để dành cho họ. Cho nên hãy tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có cá tính riêng để thu hút được một lượng khách hàng tiềm năng.

Bước 8: Phải có sự liên kết với nhau

Quy trình xây dựng thương hiệu sẽ không bao giờ có kết thúc nên thương hiệu của bạn cần phải được xuất hiện rõ ràng để mọi người có thể nhìn, nghe và đọc được.

Bước 9: Hãy là người ủng hộ thương hiệu trung thành nhất

Quá trình xây dựng thương hiệu mạnh nếu như thương hiệu không có sự phàn nàn hay phản hồi của khách hàng thì bạn nên tiếp tục giữ nguyên nó. Bởi nếu thay đổi thường xuyên và không có sự đồng nhất sẽ khiến khách hàng có sự bối rối không biết đâu mới là thương hiệu thật của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khi xây dựng thương hiệu thì bạn và đồng đội của bạn phải là người ủng hộ hết mình trong việc quảng bá thương hiệu. Đây chính là cách để khách hàng có thể an tâm sử dụng về thương hiệu doanh nghiệp bạn.

VI. 5 vấn đề lớn cần khắc phục khi xây dựng thương hiệu

5 vấn đề lớn cần khắc phục khi xây dựng thương hiệu
5 vấn đề lớn cần khắc phục khi xây dựng thương hiệu

Trong quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp các nhà kinh doanh thường rất dễ gặp các rủi ro cho dù đã có kế hoạch kỹ lưỡng từ ban đầu. Vậy sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 5 vấn đề lớn cần khắc phục khi xây dựng thương hiệu trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp như:

1. Thương hiệu không phù hợp với xu hướng

Dù đã trải qua bước nghiên cứu nhưng nếu thương hiệu của bạn không phù hợp với xu hướng hiện tại cũng sẽ dễ bị mất đi số lượng khách hàng tiềm năng cũng như mức độ tương tác với khách hàng cũng sẽ bị giảm đi nhanh.

Do vậy, cách khắc phục nhanh là khảo sát lại sở thích, nhu cầu, sau đó xác định khách hàng bạn hướng đến muốn gì và các nhà kinh doanh nên kịp thời thích ứng, thay đổi một cách khéo léo để thương hiệu của mình luôn được mọi khách hàng đón nhận. Quan trọng là cần phải theo dõi liên tục những xu hướng truyền thông trên nền tảng nổi tiếng để có thể cho ra đời những nội dung hay, đáp ứng thị hiếu của khách hàng.

2. Doanh nghiệp không có câu chuyện thương hiệu

Có bao giờ bạn nghĩ rằng khách hàng đã bỏ lỡ hoặc nhầm lẫn thông điệp của công ty không? Và họ không hiểu được bạn đang làm gì, bán gì. Do đó, bạn cần cho khách hàng nghe về câu chuyện thương hiệu của bạn đóng vai trò rất quan trọng để giúp xây dựng thương hiệu thành công.

Cho nên, giải pháp cho các doanh nghiệp là bạn cần phải xây dựng câu chuyện của bạn để cho mọi người biết về nó. Ngoài ra, một câu chuyện thương hiệu hay có sức hút sẽ có thể chiếm được cảm xúc của khách hàng và mặc nhiên họ sẽ chọn thương hiệu của bạn. Để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc kết nối đến công ty hay sản phẩm của bạn.

3. Khách hàng không nhận biết thương hiệu

Việc khách hàng không nhận biết thương hiệu là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Để giải quyết điều này, trước hết hãy thử tự đặt mình vào vị trí của khách hàng và nếu bạn là họ thì điều gì ở thương hiệu sẽ thu hút bạn? Sau đó theo bạn cần làm là xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán từ logo, slogan, đến những ấn phẩm truyền thông và tiếp thị trên cả môi trường offline và nền tảng số nổi tiếng.

Đặc biệt bạn cần đảm bảo tất cả thiết kế bao bì các sản phẩm của mình cũng phải nổi bật, bắt mắt cũng như có chất riêng để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu.

4. Không có sự nhất quán giữa các nền tảng với thông điệp

Đây cũng là điều doanh nghiệp hay gặp phải, tính nhất quán của thương hiệu sẽ thể hiện được sự duy trì chất lượng ổn định, sự chuyên nghiệp cũng như sự uy tín của doanh nghiệp. Tính nhất quán sẽ có tác động nhiều đến trải nghiệm của khách hàng và lòng trung thành của khách hàng.

Ví dụ: Khi khách hàng đến một cửa hàng và họ cảm thấy hài lòng với đồ ăn và không gian ở đây nhưng những lần sau đó quay lại thì món ăn không còn được đầu tư chỉn chu, thì người khách này sẽ có thể đưa ra quyết định đến ăn ở một nơi khác. Từ đó, nhà hàng đó sẽ mất đi một khách hàng trung thành với mình

5. Đẩy mạnh phát triển thương hiệu trên nền tảng số

Khách hàng hiện nay dành rất nhiều thời gian trên sử dụng Internet, vì thế việc nên tập trung vào hoạt động truyền thông offline sẽ không thể đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Do vậy, cách hay nhất là để bạn có thể tiếp cận đến đa dạng đối tượng khách hàng và xây dựng niềm tin đó là đẩy mạnh phát triển thương hiệu song song giữa online và offline.

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn những kiến thức liên quan đến Quy trình xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp để áp dụng vào cho hoạt động của doanh nghiệp mình tốt hơn.

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *